Bệnh khác
   Tự dùng thuốc khiến trẻ bị hỏng mắt.
 

Vào dịp hè, số trẻ đến khám và nhập viện tại Viện Mắt TƯ tăng đáng kể. Không chỉ các giường điều trị nội trú luôn kín chỗ mà ngay tại các phòng khám, trung bình mỗi ngày các bác sĩ đã phải khám 70 - 80 cháu. Các bệnh khúc xạ về mắt (cận, viễn, loạn) thường năm sau nhiều hơn năm trước. Đặc biệt, số trẻ bị tổn thương mắt do gia đình tự ý dùng thuốc, không có hướng dẫn của bác sĩ đang có chiều hướng tăng lên.

Tại phòng khám khoa Mắt trẻ em- Viện Mắt TƯ


Trẻ mắc bệnh về mắt thường rất nguy hiểm
Bên cạnh các tật khúc xạ, chủ yếu là cận thị của trẻ đang học phổ thông (tập trung nhiều ở bậc tiểu học) đang tăng nhanh (chiếm khoảng 80% trong các lớp chọn), các bệnh khác về mắt như do chấn thương, viêm màng bồ đào, glôcôm, đục thuỷ tinh thể... đều rất nguy hiểm đối với trẻ. Các chấn thương gia tăng nhiều trong dịp hè như bị que chọc vào mắt, ngã, bị kim đâm... đều gây nên những tổn hại nặng, nếu không cấp cứu kịp thời sẽ để lại những hậu quả lớn. Viêm màng bồ đào thường bùng phát dữ dội thành dịch vào khoảng tháng 9, 10 là thời gian chuyển mùa và thường nguy hiểm do gia đình hay bị nhầm với bệnh viêm mắt đỏ. Viêm màng bồ đào hay còn gọi là viêm mủ nội nhãn là bệnh do vi trùng xâm nhập vào mắt, gây mủ trong dịch mắt; đa số là viêm màng bồ đào nội sinh, vi trùng từ các ổ vi trùng răng miệng, tai, mũi, họng, viêm màng não mủ theo đường máu truyền lên mắt, tập trung nhiều ở trẻ từ 6 tháng đến 1, 2 tuổi. ở độ tuổi này, sức đề kháng của trẻ còn kém, các cơ quan thành mạch của mắt chưa phát triển ổn định nên những tổn thương mắt sẽ rất lớn. Triệu chứng của viêm màng bồ đào là mắt trẻ đỏ, chói, nhức, có thể sốt nhẹ và thường bị nhầm với viêm mắt đỏ. Từ khi trẻ có triệu chứng đến khi phát bệnh rất nhanh, chỉ 1-2 ngày, nếu không điều trị kịp thời sẽ gây viêm mủ toàn nhãn cầu dẫn đến hỏng võng mạc, teo nhãn cầu và trẻ sẽ không thể phục hồi được chức năng thị giác. Ngay cả khi được cấp cứu, số trẻ được chữa khỏi hoàn toàn cũng chỉ chiếm 50%. Nguyên nhân phát sinh các ổ vi trùng một phần do trẻ thiếu dinh dưỡng, phần lớn là do trẻ nhiễm giun sán, đặc biệt là giun đũa, đã làm giảm sức đề kháng, giảm miễn dịch của trẻ, tạo điều kiện cho vi trùng xâm nhập và phát triển.

Đục thuỷ tinh thể sơ sinh, glôcôm (thiên đầu thống) bẩm sinh của trẻ thường nặng hơn người lớn rất nhiều. Do mắt trẻ chưa phát triển toàn diện nên võng mạc rất dễ bị tổn thương, dễ dẫn đến mù hoặc co giật nhãn cầu. Trẻ bị glôcôm bẩm sinh, các lớp màng mắt chưa ổn định nên mắt trẻ thường lồi to gấp 2 bình thường, dù có mổ, khả năng phục hồi cũng rất ít.

Cảnh báo dùng thuốc tự do - nguyên nhân gây mù cho trẻ
BS-TS Lê Kim Xuân - Phó trưởng khoa Mắt trẻ em (Viện Mắt TƯ) cho biết: Bên cạnh bệnh glôcôm bẩm sinh, hiện nay số trẻ bị glôcôm do dùng thuốc có chứa cortisol đang có chiều hướng gia tăng. Hiện nay trong khoa Mắt trẻ em, số trẻ đang điều trị bệnh glôcôm do dùng thuốc tuy chỉ chiếm 10-20 trẻ, nhưng số trẻ bị mắc năm sau đã cao hơn năm trước và sẽ còn tăng. Vào thời gian có dịch viêm kết mạc mùa xuân (thường bắt đầu từ tháng 3, 4 và kéo dài đến khoảng tháng 10) là bệnh mắt dị ứng do thời tiết cũng là thời gian bệnh glôcôm do dùng thuốc gia tăng. Các gia đình thường hay mua những loại thuốc nhỏ mắt có chứa cortisol như polydexa để sử dụng. Lúc đầu khi dùng thuốc, bệnh có vẻ giảm nhưng đó chỉ là dấu hiệu tạm thời, sử dụng đến lần thứ 2, thứ 3 sẽ không những không chữa được bệnh viêm kết mạc mùa xuân mà còn có tác hại rất lớn. Thuốc có cortisol sẽ gây xơ hoá vùng bè các mô mắt của trẻ, dẫn đến nhãn áp tăng và gây mù. Thậm chí, trẻ chỉ bị viêm giác mạc nhẹ, xước nhẹ giác mạc, nếu sử dụng thuốc có cortisol sẽ gây thủng giác mạc ngay sau khi dùng. Chữa trị glôcôm do dùng thuốc rất phức tạp, phải dùng thuốc chống chuyển hoá (chống gây xơ hoá) như 5FU, phối hợp cắt kẹp bè, nhưng những trẻ bị glôcôm do dùng cortisol thường rất nặng, làm teo dây thần kinh thị giác và không thể phục hồi.

Các bậc cha mẹ thường hay chủ quan, nghĩ rằng chỉ cần mua thuốc nhỏ mắt là dùng được mà không cần hỏi ý kiến bác sĩ, và không coi trọng lắm mỗi khi trẻ bị đau mắt. Chính sự chủ quan, sơ sót của cha mẹ đã là một nguyên nhân không nhỏ khiến cho số trẻ bị mù do dùng thuốc ngày càng gia tăng.


 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Viêm màng bồ đào ở trẻ em (25/9)
 Bệnh viêm màng bồ đào ở trẻ em (24/9)
 Viêm màng não mủ ở trẻ em (22/9)
 Khi nào trẻ cần mổ hẹp bao quy đầu? (19/9)
 Viêm màng não mủ ở trẻ em. (18/9)
 Trẻ điếc do dùng thuốc và cách phòng tránh. (18/9)
 Khi nào trẻ cần mổ hẹp bao quy đầu. (18/9)
 Sốt virut có lây qua sữa mẹ. (18/9)
 Viêm màng não mủ ở trẻ em (18/9)
 Ngộ độc thuốc nhỏ mũi. (12/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i