Bệnh khác
   Viêm màng não mủ ở trẻ em.
 

Gần đây, tại Bệnh viện Nhi đồng 1, số trẻ nhập viện vì viêm màng não, viêm não gia tăng. Quá trình điều trị bệnh viêm màng não mủ (VMNM) thường gặp khó khăn, thời gian điều trị kéo dài, chi phí cao. Bệnh có thể gây tử vong hoặc để lại những di chứng thần kinh trầm trọng.

Biểu hiện lâm sàng VMNM ở trẻ rất đa dạng và thay đổi tùy lứa tuổi. Bệnh thường khởi phát với các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp trên qua các biểu hiện: sốt, sổ mũi, ho,… sau đó trẻ có thể bú kém hoặc bỏ bú, quấy khóc li bì, ọc sữa hoặc nôn vọt, thóp phồng, cổ gượng.

Một số trẻ có thể có kèm tiêu chảy. Nặng hơn, có thể có các dấu hiệu: co giật, lơ mơ, hôn mê… Nếu trẻ có dấu hiệu trở nặng như sốt cao, co giật, thay đổi tri giác, nên đưa trẻ đến ngay các bệnh viện có chuyên khoa nhi hoặc trung tâm y tế gần nhất.

Diễn tiến bệnh VMNM thường phức tạp và thay đổi tùy tác nhân gây bệnh. Có nhiều tác nhân khác nhau. Trong đó, thường gặp (chiếm 80%) ở trẻ 3 - 6 tháng tuổi là Haemophilus influenzae type b (Hib), Streptococcus pneumonia, Neisseria meningitides. Tại các bệnh viện nhi, tác nhân gây VMNM ở trẻ em phần lớn do Haemophilus influenzae type b.

Ở các nước đang phát triển, VMNM do Hib có tỷ lệ tử vong khoảng 20%-50%. Hàng năm có 400.000-700.000 trẻ trên thế giới chết do các bệnh bởi Hib- gồm viêm màng não và viêm phổi. Nếu sống sót, trẻ vẫn có thể bị các biến chứng kéo dài trên hệ thần kinh và có thể bị tổn thương não vĩnh viễn như điếc, liệt, chậm phát triển tâm thần vận động, não úng thủy hoặc sống đời sống thực vật…

Các bệnh do Hib có thể lây truyền từ trẻ này sang trẻ khác qua các hạt nước bọt khi trẻ bị ho hoặc hắt hơi. Hib cũng có thể lây lan qua đồ chơi dùng chung hoặc các đồ vật mà trẻ thường cho vào miệng. Tất cả trẻ đều có thể bị nhiễm Hib, nhưng nguy cơ này tăng cao hơn ở các nhóm trẻ tại nhà trẻ hoặc trường mẫu giáo.

Tốt nhất là tiêm chủng vaccine ngừa Hib cho trẻ 2- 5 tháng tuổi (có thể tiêm cùng lúc với các vaccine bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt...). Có thể cho trẻ tiêm phòng 3 mũi Hib: lúc 2 tháng, 3 tháng, và 4 tháng tuổi. Mũi thứ tư được tiêm nhắc lúc trẻ 18 - 24 tháng tuổi.

Tuy nhiên, nếu trong giai đoạn trên trẻ chưa được chủng ngừa Hib, nên hỏi ý kiến bác sĩ vì thời gian chủng ngừa và số mũi tiêm có thể thay đổi. Sau tiêm vaccine ngừa Hib ít khi gặp tác dụng phụ. Một vài trẻ có thể bị sưng đỏ tại nơi tiêm hoặc sốt nhẹ, nhưng thường giảm sau một hoặc hai ngày.

THS-BS. BÙI QUỐC THẮNG
(Trường ĐHYD TPHCM


 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Trẻ điếc do dùng thuốc và cách phòng tránh. (18/9)
 Khi nào trẻ cần mổ hẹp bao quy đầu. (18/9)
 Sốt virut có lây qua sữa mẹ. (18/9)
 Viêm màng não mủ ở trẻ em (18/9)
 Ngộ độc thuốc nhỏ mũi. (12/9)
 Bệnh sưng cơ khớp - Coi chừng máu không đông (12/9)
 Trẻ sưng cơ, khớp: Coi chừng bệnh máu không đông! (11/9)
 Bảo vệ lưng của trẻ. (5/9)
 Trẻ em ngày nay và đại dịch dị ứng. (5/9)
 Nhiễm độc vì kị thức ăn. (5/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i