Dinh dưỡng
   Nhận biết trẻ suy dinh dưỡng
 

Kịp thời phát hiện trẻ lệch chuẩn cân nặng, chiều cao để có 'đối sách' nhé các mẹ!


Con trẻ năng động và phát triển bình thường cả về thể chất lẫn trí tuệ là điều bậc cha mẹ nào cũng mong muốn. Nhưng, trong một số trường hợp, dù cha mẹ có cố gắng tẩm bổ thì cân nặng của con vẫn cứ lẹt đẹt, chẳng nhỉnh lên chút nào, rất có thể trẻ đã bị suy dinh dưỡng.


1. Nhận biết trẻ suy dinh dưỡng
Các dấu hiệu thường gặp ở trẻ suy dinh dưỡng là chậm tăng cân, đứng cân hoặc sụt cân. Đặc biệt, trẻ thường biếng ăn, ăn ít, môi xanh, niêm mạc mắt nhợt nhạt, hay buồn bực, hay quấy khóc, ít vui chơi, kém linh hoạt. Các bắp thịt tay chân mềm nhão, bụng to dần. Trẻ chậm phát triển vận động: chậm biết lẫy, ngồi, bò, đi đứng.


Dựa vào chiều cao và cân nặng của trẻ, bạn có thể biết được trẻ phát triển bình thường hay không. (Ảnh minh họa).


Để xác định trẻ có suy dinh dưỡng hay không, ngoài việc quan sát các dấu hiệu trên, cha mẹ còn có thể dựa vào các chỉ số chuẩn để so sánh với con mình. Cách thứ nhất là dựa vào cân nặng theo tuổi. Khi trẻ mới sinh nặng cỡ 3 kg, sau 5 tháng tăng gấp đôi, 12 tháng tăng gấp ba; sau đó mỗi năm tăng thêm 2 kg. Khi bé 6 tuổi thì cân nặng phải là 20 kg. Nếu ở vùng xa không có cân, có thể đo vòng cánh tay trẻ 1-5 tuổi. Trẻ bình thường 14-15 cm; nếu dưới 13 cm là suy dinh dưỡng.


Cách thứ hai là dựa vào chiều cao theo tuổi. Khi mới sinh trẻ dài 50 cm, 6 tháng dài 65 cm, 12 tháng: 75 cm, 2 tuổi: 85 cm, 3 tuổi: 95 cm, 4 tuổi: 100 cm. Sau đó, mỗi năm chiều cao tăng thêm 5 cm, khi bé 8 tuổi phải cao 120 cm.


Lưu ý: Suy dinh dưỡng trẻ em tồn tại nhiều cấp độ khác nhau. Đặc biệt suy dinh dưỡng nặng được biểu hiện ở 3 thể: thể phù, thể teo đét và thể phối hợp. Trong đó thể phù (Kwashiorkor) thường ít khi được gia đình phát hiện vì trông bề ngoài, bé vẫn mập mạp, khỏe mạnh.


Biểu hiện suy dinh dưỡng thể phù là mặt tròn trịa nhưng chân tay khẳng khiu, trương lực cơ yếu, rối loạn sắc tố da, thiếu máu, gan to và thoái hóa mỡ, phù, giảm đạm máu.


2. Nguyên tắc tẩm bổ cho trẻ suy dinh dưỡng
Để bổ sung dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng, bạn cần lưu ý:


Tăng dầu mỡ: Dầu mỡ cung cấp năng lượng gấp đôi chất bột và chất đạm. Vì vậy. mỗi chén bột, cháo hoặc cơm của trẻ cần có một muỗng canh dầu hoặc mỡ.


Nấu đặc: Vì nếu nấu loãng, nhiều nước thì năng lượng sẽ thấp. Nấu đặc trẻ sẽ khó ăn do đó ta dùng men amylase (có trong bột mộng bắp) hoặc neopeptin nhỏ vào chén bột đặc sẽ làm bột lỏng ra và trẻ sẽ dễ ăn hơn.


Tăng bữa ăn: Ngày ăn 5 - 6 bữa thay vì chỉ ăn 3 bữa. Cho trẻ ăn thêm bữa tối trước khi ngủ. Ăn thêm bữa phụ: ví dụ như sau khi ăn bữa chính nếu trẻ ăn ít hơn nửa chén thì cho trẻ uống bù nửa ly sữa hoặc nửa hũ yaourt, nửa quả chuối hay một cái bánh flan... Như vậy sẽ giúp trẻ ăn ngon miệng hơn là ép trẻ ăn hết khẩu phần cơm hoặc cháo. Tại sao lại một nửa mà không phải là một? Điều này có ý muốn nói rằng cho trẻ ăn thêm vừa sức của trẻ, không nên ép ăn hết khi trẻ đã chán. Vì làm thế, trẻ sẽ nôn thức ăn ra và sẽ rất "sợ ăn" dẫn tới biếng ăn sau này.


Tăng cường dinh dưỡng: Thức ăn nên đủ chất dinh dưỡng nhưng phải cho trẻ ăn cả xác thực phẩm. Do đó, khi chế biến phải chú ý xắt nhuyễn, nấu mềm và nêm phù hợp với khẩu vị của trẻ. Trẻ thường ăn nhạt và không thích có nhiều mùi gia vị. Những thực phẩm thích hợp với trẻ nhỏ là trứng, thịt bằm, cá bằm, rau cũng nên xắt nhuyễn.


Lưu ý: không nên cho trẻ uống nước trái cây trước khi ăn hoặc coi nước trái cây là một bữa phụ vì nước trái cây rất ít năng lượng, ít chất xơ, chỉ có vitamin tan trong nước và có đường nên sẽ làm trẻ "ngang dạ" không muốn ăn bữa chính.


Theo Eva.vn

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Chọn và chế biến chuối ăn dặm (28/2)
 Có nên bổ sung vitamin và chất khoáng cho trẻ? (27/2)
 Phô mai cho bé: Ăn sai thấy ngay hại! (24/2)
 Lượng thức ăn dặm 10-12 tháng (24/2)
 10 lời khuyên dinh dưỡng cho bé (23/2)
 Bột cá, carrot, nước ép cam (23/2)
 Mách các mẹ cách tăng cường hệ miễn dịch cho con (22/2)
 Bữa sáng: Bột táo, lê và quả mơ (22/2)
 Cách chế biến 6 thức ăn dặm giàu dinh dưỡng (21/2)
 Mách mẹ cách hiểu về các thành phần trong sữa (21/2)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i