Giáo dục mầm non
   Giáo dục mầm non đang bị “bỏ rơi”?
 

GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng đã đến lúc cần phải "xới" lại câu chuyện về cải cách giáo dục mầm non sau một thời gian dài bị lơ là.

 

Lương giáo viên mầm non... "ăn cháo chưa xong"?
Tâm huyết với nghề nhưng không thể sống được với đồng lương quá ít ỏi, nhiều cô giáo mầm non đã rớt nước mắt khi phải đành lòng làm đơn xin nghỉ việc. Theo ông thì Nhà nước đã đãi ngộ xứng đáng đối với giáo viên mầm non hay chưa?
Ngân sách của mình quá ít ỏi. Tiếng là giáo dục được 20% ngân sách (khoảng 4 - 5 tỷ USD) nhưng số tiền này không chỉ chi cho các cấp học mầm non, phổ thông, cao đẳng, đại học mà còn chi cho toàn bộ hệ thống dạy nghề, trường chính trị, trường của các lực lượng vũ trang.


GS.TS Nguyễn Minh Thuyết.


Một lý do nữa cũng phải nói là giáo dục mầm non hiện nay chưa được quan tâm đúng mức, nếu không nói là bị buông rơi, mặc dù đã được đưa vào hệ thống giáo dục quốc dân. Lương hoặc phụ cấp của giáo viên mầm non có thể nói là thấp nhất trong toàn bộ bảng lương, phụ cấp của lao động nước ta.


Các cô giáo "dân nuôi" chỉ được 500 ngàn đồng/1 tháng, còn giáo viên được trả lương hoặc phụ cấp từ ngân sách, trừ đi các khoản cũng chỉ còn lại 8-900 ngàn đồng. Số tiền này đúng là ăn cháo chưa xong chứ đừng nói đến nuôi con, chi trả các sinh hoạt khác, hay thuê nhà, mua xe.


Theo tôi giáo dục mầm non là vô cùng quan trọng vì phần lớn nhân cách, kỹ năng sống ở một người bình thường gần như được hình thành trong vòng 6 năm đầu tiên của cuộc đời. Vì vậy, nếu chúng ta không quan tâm, đầu tư cho giáo dục mầm non, trong đó có việc mở trường, cải cách tiền lương cho giáo viên, thì quả là khó có thể mong đào tạo được nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.


Có phải vì lương thấp, mà hiện nay mới nảy sinh chuyện giáo viên chăm sóc trẻ tốt hay không phụ thuộc vào bố mẹ làm nghề gì, phong bì nhiều hay ít?

Tiêu cực trong xã hội mình hiện nay đã trở nên quá phổ biến. Có những nghề không tốn giọt mồ hôi nào mà lộc lá, phong bì, phong bao rất đậm đà. Vì vậy, nếu phụ huynh có bồi dưỡng thêm cho các cô giáo mầm non thì cũng không có gì lạ. Nhưng nói thật, các cô dạy ở trường có cơ sở vật chất tốt thì còn được quan tâm, chứ ở những trường cơ sở vật chất kém hoặc ở nông thôn, vùng sâu vùng xa thì chẳng có gì.


Ngay ở cấp tiểu học, tôi biết nội thành Hà Nội cũng có những trường cô giáo phải mua hoa tặng nhau ngày 20/11 mang về nhà cho đỡ tủi, chứ chẳng có ai quan tâm đâu. Mà ở phần lớn các nơi, việc biếu xén chủ yếu rơi vào những người có quyền nhận hay không nhận học sinh, chứ không phải giáo viên.


Trách nhiệm hàng đầu là chính quyền địa phương
Hiện nay, đang tồn tại một nghịch lý là trường đại học thì mở ồ ạt đến mức...dư thừa, trong khi đó, vì không đủ chỗ học, các phụ huynh có con tuổi vào trường mầm non phải xếp hàng từ 3h sáng để xin học cho con. Tại sao lại có tình trạng này, thưa ông?
Đầu tư đại học theo tôi là đầu tư "ngon" nhất. Chạy được giấy phép mở trường coi như xong. Chỉ cần thuê được địa điểm là tiến hành tuyển sinh. Sau đó, căn cứ vào số sinh viên, lại đi thuê lớp học, không khác gì một lò luyện thi.


Lương hoặc phụ cấp của giáo viên mầm non hiện nay là rất thấp trong toàn bộ bảng lương, phụ cấp của lao động nước ta. Ảnh minh họa

 

Điều kiện và chất lượng đào tạo không đảm bảo, bằng cấp của những trường này không có giá trị nên bây giờ mới xảy ra tình trạng nhiều trường, nhiều ngành đứng trước nguy cơ đóng cửa vì không tuyển được sinh viên. Còn mầm non thì ngược lại. Ngay Hà Nội cũng có đến 6 phường ở nội thành chưa có trường mầm non.


Việc quản lý xây dựng các khu công nghiệp hiện cũng còn rất lỏng lẻo. Nhiều khu công nghiệp không có trường học mầm non, nhà văn hóa, nơi vui chơi giải trí. Các doanh nghiệp không hề đóng góp gì vào việc này nhưng vẫn được cho đầu tư một cách dễ dãi. Với đồng lương từ 1-1,2 triệu đồng/1 tháng, nhiều công nhân ở khu công nghiệp phải gửi con em tới những điểm trông trẻ không đảm bảo.


Bên cạnh lý do hạn chế của ngân sách, các cấp chính quyền thiếu quan tâm như tôi đã nói thì còn một lý do quan trọng khiến chủ trương xã hội hoá gặp khó khăn là đầu tư mầm non tiềm ẩn khá nhiều rủi ro (vì các cháu còn nhỏ), các ưu đãi về mở trường mầm non chưa hợp lý vì thế người ta không lựa chọn đầu tư mầm non.


Như ông đã nói nếu cứ kéo dài tình trạng như hiện nay thì sẽ rất gay go cho giáo dục mầm non. Với tư cách là một người hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực giáo dục, ông có đề xuất nào để cải thiện tình trạng này không?
Ở các đô thị lớn, thu ngân sách cao mà để xảy ra tình trạng thiếu trường, thiếu lớp, khiến phụ huynh học sinh phải xếp hàng mua hồ sơ từ 3h sáng như thời bao cấp, thì trách nhiệm đầu tiên thuộc về chính quyền địa phương. Cử tri và Hội đồng nhân dân các đô thị này cần phải hỏi trách nhiệm của những người quản lý.


Sau đó, chuyện đồng lương của giáo viên mầm non cũng cần phải được chú ý đến. Trình độ đào tạo của đội ngũ giáo viên này nói chung không cao, vì vậy nếu chỉ trả lương theo trình độ thì lương rất thấp. Theo tôi thì nên trả lương theo trình độ đào tạo kết hợp trả theo tính chất công việc (việc nặng nhọc) để giáo viên mầm non có thể sống như những lao động khác.


Bên cạnh việc nâng cao chất lượng trường công, các địa phương cần đẩy mạnh xã hội hóa bằng cách có chính sách ưu đãi hợp lý cho nhà đầu tư.


Được biết, Bộ GD&ĐT cũng đã bàn với Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ về cải thiện chính sách đối với giáo dục mầm non, nhưng do những hạn chế về ngân sách, biên chế viên chức v.v... mà không giải quyết được.


Theo tôi, để cải thiện tình hình giáo dục mầm non thì cần đưa vấn đề ra bàn bạc công khai, với sự vào cuộc tích cực của công luận, từ đó cấp cao nhất phải ban hành chính sách mới, chứ riêng các bộ ngồi bàn bạc với nhau, căn cứ chính sách hiện hành thì không thể giải quyết được.


Theo Nguoiduatin.vn

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:


guest

Cảm ơn Giáo Sư Nguyễn Minh Thuyết
Ngày gửi: 9/28/2011 2:30:28 PM

Cảm động và xót xa khi đọc những nhận xét của giáo sư về giáo viên mầm non. Đất nước ta có mấy người hiểu được tầm quan trọng và sự cực khổ của nghề mầm non như giáo sư? Phải chi các nhà lãnh đạo cáp cao cũng có một chút quan tâm hơn tới gió dục mầm non chắc người công tác trong n gành giáo dục mầm non cuộc sống đã đỡ cơ cực hơn các cô giáo tâm huyết với nghề hơn. Cảm ơn giáo sư thật nhiều...!


guest
Cảm ơn sự quan tâm của giáo sư
Ngày gửi: 9/29/2011 7:50:18 PM


Cám ơn tiếng nói của giáo sư qua bài báo này, em cũng là một giáo viên mầm non rất tâm huyết với nghề. Nhưng với đồng lương hiện tại của giáo viên mầm non em cũng cảm thấy rất chán muốn bỏ nghề tìm một nghề khác. Muốn an tâm dạy dỗ các cháu cho tốt thì cuộc sống và suy nghĩ của mình không phải suy nghĩ đến tiền lương. Vì vậy thông qua bài báo này em tha thiết mong được sự quan tâm của các cấp đền giáo viên mầm non chúng em.



guest

Cảm ơn giáo sư và cảm ơn bài viết
Ngày gửi: 9/29/2011 9:34:14 PM

Tôi là một giáo viên mầm non cũng đang rất mong chờ chế độ của nhà nước . Ước gì lãnh đạo nhà nước có thể nghĩ nhiều như giáo sư và phần nào hiện thực hóa cho giáo viên chúng tôi yên tâm công tác


guest
Tới bao giờ GVMN mới sống bằng đồng lương.
Ngày gửi: 9/29/2011 10:45:45 PM


Cháu chào giáo sư. Thật sự cháu cảm động trước những gì giáo sư nói. Vì giáo sư đã đứng vào chỗ mà các cô GVMN như cháu đây đang vô cùng bức xúc và cảm thấy chán nản trước những gì mình đã được học và những đông lương ít ỏi mà không đủ nuôi bản thân mình. Cháu yêu trẻ, thương như con của mình vậy. Nhưng có ai thương cho công việc mà các cô GVMN như cháu không. Khi ngày nào tới trường có mặt lúc 6h30 sáng và 1 ngày với bộn bề chăm sóc, dạy hoc, chăm lo tới 46 trẻ. Cháu giờ không còn muốn gắn bó với nghề này nữa vì nó quá áp lực, lương thi quá thấp. Vào nhà nước tưởng chửng tốt nhưng cháu đã sai lầm. Nhà nước mình chi trả tiền lương thấp như vây sao cháu gắn bó với nghề được. Cháu yêu trẻ còn gd cháu nữa, cháu chẳng giúp được gì với đồng lương ít ỏi này. Qúa áp lực, 1 lớp tỉ số rất đông. VẬY LÀM sao đảm bảo công tác giảng day, chăm sóc được. Trong khi đó các giáo dục ở các nước chỉ 25 HS trở xuống. Cháu đã có ý định xin nghĩ làm. Nhưng cháu mong nhà nước , những người đứng đầu đất nước, người có trách nhiệm xin hãy để ý tới nghành GDMN , để ý tới những cô giáo mầm non và hãy tới ở trường mầm non 1 ngày hãy xem cô giáo phải làm những gì 1 ngày và lương họ được trả như vậy xứng đáng chưa.



guest

Tủi với nghề
Ngày gửi: 10/1/2011 12:25:27 PM

Nói thì nói thế cho đỡ tủi chứ đâu cũng vào đấy thôi. Tôi cũng là giáo viên mầm non lúc trẻ cũng hết lòng hết sức cho nghề nhưng đến giờ nhìn lại tôi chẳng có được gì. Phải chăng cũng nên suy nghĩ đến việc đổi nghề chăng? Sống cho bản thân mình không đủ sao có thể lo cho gia đình đây, mang tiếng là giáo viên mầm non nhưng con mình không thể chăm được vì không đủ tiền gởi con đi học trong trường mầm non có buồn cười không chứ,


guest
Tiền lương
Ngày gửi: 10/5/2011 12:41:45 PM


Cháu rất momg nhà nước quan tâm nhiều hơn tới giáo viên mầm non, bởi thật sự đồng lương của họ quá ít ỏi khó có thể lo toan được cho cuộc sống của mình.Nhiều người nói GVMN trình độ được đào tạo của họ thấp nhưng cháu thấy họ được đào tạo rất bài bản,không biết ở những trường khác thế nào chứ ở trường cuả cháu đang học là truơng CĐSP TW1 các sinh viên khoa SPMN phai học rất bài bản không kém gì những khoa sư phạm khác, ngoài ra khi ra ngành đi làm họ gặp phải nhiều vất vả do các cháu còn nhỏ nên GV phải cặp kè từng tí một do vậy áp lực công việc của họ nặng gấp nhiều lần các công việc khác vậy tại sao lương của họ lại quá thấp khiến nhiều người phải bỏ việc như vậy



guest

Giáo viên mầm non chúng tôi quá cực
Ngày gửi: 10/9/2011 12:25:12 PM

Mỗi ngày đến trường từ 6h30,làm việc luôn tay luôn chân đến 17h ( có khi còn hơn vì cháu về trễ). chúng tôi là giáo viên mà phải làm tất cả các việc vệ sinh như một lao công. thời điểm hiện tại, dịch tay-chân - miệng bùng phát, chúng tôi càng vất vả gấp trăm lần : thường xuyên lau nhà, rửa đồ chơi, ... cho các cháu. phụ huynh thấy chúng tôi làm vệ sinh nhiều quá cũng ái ngại " Không biết còn thời gian đâu mà dạy dỗ con tôi". tật vậy, chúng tôi phải tranh thủ thời gian cháu nghĩ trưa hoặc mang về nhà làm hồ sơ sổ sách kể cả ngày nghỉ. sổ sách cô phải thực hiện quá rườm rà, dạy mầm non mà làm kế hoạch 1 tuần cả chục trang A4, mà tôi thấy không khả thi chút nào, kế hoạch chỉ nằm trên giấy, nội dung truyền tải cho các cháu thì chẳng được bao nhiêu). Mong sao có sự thay đổi mạnh mẽ về tiền lương, chế độ làm việc, rút ngắn nội dung thực hiện sổ sách để chúng tôi còn có thể bám trụ lại với nghề


Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Nghệ An đã có nhiều chủ trương ưu tiên cho ngành học mầm non phát triển (26/9)
 Nghề giữ trẻ - vừa rẻ vừa cực (23/9)
 Chăm lo đời sống giáo viên mầm non (22/9)
 Giáo dục mầm non chuyên biệt tại Khánh Hoà: Thả nổi và tự phát đến bao giờ? (21/9)
 Phổ cập lớp lá, mầm - chồi… "để mai tính" (20/9)
 Nâng cao chất lượng giáo dục mầm non Hà Nội: Canh cánh mối lo giảm tải (19/9)
 Nỗ lực xóa “điểm trắng” mầm non (16/9)
 Giảm tải cho giáo viên mầm non (15/9)
 Bảo mẫu bị “bỏ rơi” (14/9)
 “Loạn” mầm non chất lượng cao (13/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i