Giáo dục mầm non
   Quanh chuyện “hạ chuẩn” giáo viên mầm non
 

"Các em giờ đều là con một hoặc là con út trong gia đình, sinh ra đã được bố mẹ phục vụ đâu phải chăm sóc em út. Vậy hỏi cớ gì lớn lên, các em lại chọn công việc đi... đổ bô", một giáo viên mầm non chia sẻ.


Liên tục những năm gần đây, đầu năm học, ngành giáo dục lại vang lên điệp khúc thiếu giáo viên (GV). Từ bậc học thấp nhất cho đến bậc học cao nhất, đâu đâu cũng thiếu. Không chỉ thiếu hiện tại mà thì còn thấy rõ sự thiếu hụt nghiêm trọng ở thì tương lai khi mà thí sinh thi vào các trường Sư phạm năm sau luôn thấp hơn năm trước, điểm chuẩn hạ ầm ầm vẫn không tuyển đủ, thậm chí nhiều ngành Sư phạm ở một số trường còn phải đóng cửa vì không có người học.


Chuẩn giáo viên đang được hạ cả đầu vào lẫn đầu ra. (Ảình chỉ mang tính minh họa).


Chẳng phải nói dông dài nhiều người cũng hiểu được vì sao ngành Sư phạm ngày càng "rớt giá" như hiện nay. Nhưng từ chia sẻ của chính những nhà giáo có lẽ mới "thấm" hết được tại sao nghề giáo lại được "ưu tiên" hạ chuẩn đến vậy?


Thà đi giúp việc...

Tại một hội thảo về giáo dục tại TPHCM cách đây không lâu, một vị lãnh đạo thuộc phòng giáo dục ở Q.3 khi nói về tình trạng thiếu GV trên địa bàn mình đã... bật khóc. Bà khóc có lẽ không hẳn chỉ vì mai mốt các trường ở quận mình không có GV đứng lớp mà dường như dồn nén bấy lâu có dịp bật ra.


Vẫn là câu chuyện về đời sống GV. GV bây giờ gánh áp lực rất nhiều mà thu nhập thấp thì quá thấp. Bà không kêu thẳng ra như vậy mà nói ngắn gọn: "Có GV bỏ nghề đến nói với tôi: "Thà đi giúp việc còn tốt hơn chị ạ, thu nhập còn được 3 - 4 triệu, công việc nhẹ còn có thời gian lo cho gia đình, chồng con".


Từ nhỏ được phục vụ, lớn lên chịu đi... đổ bô?

Năm học này, chính thức về hưu, kết thúc hơn 35 năm gắn bó với nghề dạy trẻ, cô Vũ Thị Thanh Vân, nguyên phó hiệu trưởng trường Mầm non Thành phố (TPHCM) còn mang nhiều tâm tư về nghề. Theo cô Vân, tình trạng thiếu GV không có gì khó hiểu không chỉ riêng về vấn đề thu nhập mà còn xuất phát từ chính công việc. Nếu trường đây, ngành nghề nào cũng tương đương nhau, nghề nhà giáo cũng như bao nghề khác, thậm chí có phần được coi trọng thì giờ đang "tụt dốc", có sự khác biệt rõ ràng với các ngành khác.


"Hãy nghĩ xem, bây giờ mỗi gia đình chỉ sinh 1 hoặc 2 con, các em được bố mẹ phục vụ tận răng, không phải chăm sóc em út gì. Vậy hỏi cớ sao lớn lên các em lại phải chọn cái nghề mà tôi xin lỗi nói tuột ra là... đi đổ bô", cô Vân nói thẳng.


Cô Vân phân tích, ngày nay người ta đi học Sư phạm bởi 3 lý do. Một là đam mê nhưng lý do này rất ít vì nhiều em có đam mê đi nữa thì vẫn gạt bỏ theo nghề khác; hai là những em vì điều kiện gia đình nên theo học Sư phạm để không mất học phí, sau này sẽ tìm cơ hội ở những lĩnh vực khác và cuối cùng là những người quá kém, chẳng vào nổi đâu nữa thì đi... Sư phạm.


Cô dẫn chứng, rất nhiều GV chấp nhận đến trường dạy học nhưng không bận tâm đến thành tích, khen thưởng, thậm chí kỷ luật vẫn... vui. Bởi họ tạm thời dừng chân ở trường học, còn vẫn tích học lên, học nâng cao, khi có cơ hội là đi ngay.


Sống một mình thì đủ

Trong hội nghị tổng kết năm học tại một tỉnh thành nọ, một phó hiệu trưởng xung phong hỏi lãnh đạo cao nhất trong Sở GD-ĐT: "Theo giám đốc, GV đã sống được bằng nghề của mình chưa?".


Vị giám đốc trả lời câu hỏi một cách đầy hài hước nhưng cũng không kém phần chua xót: "Nếu sống một mình thì sống được".


Câu trả lời của vị giám đốc làm tôi liên tưởng đến không ít GV khi lập gia đình phải bỏ dạy tìm công việc khác vì khi đó "họ không thể chỉ sống cho riêng mình". Hay có những thầy cô giáo vì công việc trồng người mà phải gác bỏ hạnh phúc riêng.


Một cô giáo 23 tuổi, dạy tại một trường THPT ở Q.8 (TPHCM) từ chia sẻ, thu nhập của mình chỉ đủ trang trải tiền nhà trọ, tiền ăn uống, sinh hoạt hàng ngày... Còn khi có việc "lớn" như đi cưới, đám giỗ, hay mua đồ dùng trong nhà, học thêm cô phải ngửa tay xin bố mẹ ở quê. Việc lập gia đình cũng bị cô gạt sang một bên vì "Lo cho mình không nổi, lấy gì lo cho gia đình cho con".


Nỗi lo lắng tương lai rồi không có GV đi dạy chứ chưa bàn đến việc GV giỏi không phải là không có cơ sở. Bởi khi thiếu GV, thiếu người theo học ngành Sư phạm buộc phải hạ chuẩn mong cho đủ, dù điều đó chẳng khác nào đồng nghĩa với hạ chất lượng giáo dục.


Chẳng đâu xa, những năm gần đây, điểm chuẩn vào các trường Sư phạm năm sau luôn thấp hơn năm trước, điểm chuẩn hạ ầm ầm vẫn không tuyển đủ người học. Nhiều ngành đã phải đóng cửa. Chẳng đâu xa, mới đây nhất, từ chuẩn năng lực ngoại ngữ bắt buộc với GV dạy tiếng Anh tiểu học là trình độ B2, giờ đã được hạ xuống "chuẩn" thấp hơn là B1 mong cho đủ GV. Nếu còn thiếu, ai dám đảm bảo chuẩn sẽ không tiếp tục hạ? Chuẩn nghề giáo đang hạ từ đầu vào lẫn đầu ra mà còn chưa chắc giải quyết được bài toán thiếu GV.


Theo Dân Trí

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:


guest

Cần 1 sự cảm thông
Ngày gửi: 9/5/2011 4:41:18 PM

Tôi rất tâm đắc bài báo này. Đúng với tâm trạng mà các giáo viên chúng tôi đang có.


guest
Hãy chia sẻ cùng chúng tôi
Ngày gửi: 9/16/2011 4:20:58 PM


Cảm ơn bài báo đã nói lên được những nỗi lòng của nghề chúng tôi, nhưng liệu có ai quan tâm đến giáo viên MN không nhỉ? Chúng tôi đã khổ quá rối, áp lực quá rồi! Không biết đến bao giờ mình mới tự hào nói với bạn bè rằng: mình là giáo viên MN?



guest

Nhà nước nên xem xét lại
Ngày gửi: 9/25/2011 5:29:32 PM

nếu chất lượng giáo dục không tốt thì tuong lai đất nước sẽ không dảm bảo được đâu tôi thấy thương cho các giáo viên quá đây là thực trạng tồn tại rất lâu rồi. Đó cũng là lý do tôi không chọn ngành giáo viên


guest
Cần quan tâm hơn tới GVMN
Ngày gửi: 10/5/2011 1:15:01 PM


Tôi cũng rất thích bài viết trên đây, nếu ai cũng hiểu được như vậy thì tốt quá, các cô GVMN ơi hãy cố lên rồi có ngày nghề của mình sẽ được vinh danh, cuộc sống sẽ bớt khổ cực. Hãy tin là như thế nhé!


Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Áp lực mang tên: Mầm non - Bài 3: Phải yêu trẻ mới trụ được với nghề (30/8)
 Áp lực mang tên: Mầm non - Bài 2: "Leo" chuẩn (29/8)
 Áp lực mang tên: Mầm non - Bài 1: Sự hy sinh thầm lặng (26/8)
 8 nhiệm vụ cụ thể của Giáo dục Mầm non năm học 2011 - 2012 (25/8)
 GV mầm non làm việc trước năm 1995 được hỗ trợ kinh phí đóng BHXH (24/8)
 GV mầm non được bồi dưỡng thường xuyên 120 tiết/năm (23/8)
 Tổng kết bậc học mầm non: Trường cùng giáo viên kêu khổ (22/8)
 Năm học 2011 - 2012: Mầm non gặp khó (19/8)
 TPHCM: Trường mầm non “sốt” chống dịch tay chân miệng (18/8)
 Thứ trưởng Bộ GD-ĐT nói về tình trạng quá tải ở trường mầm non (17/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i