Tâm lý
   Trẻ nói trống không - lỗi do người lớn
 

Anh Lân (Trương Định - Hà Nội) gọi điện xuống nhà chị gái, gặp đứa cháu 4 tuổi liền bảo:
- Cậu Lân đây, cho cậu gặp bố nhé.

Cháu gái không nói gì, quay ra gọi:
- Hùng ơi, Lân gặp.
Nghe cuộc đối thoại ở trên, ai cũng nghĩ rằng đó là cuộc nói chuyện giữa những người bạn với nhau, không phải giữa bố và con. Cháu gái của Lân có thói quen gọi tên người lớn trống không như thế từ nhỏ. Khi nói về người lớn, cháu chỉ gọi tên như Nga (dì Nga), Minh (bác Minh), Vân (chị Vân)... Lúc đầu, cả nhà nghe thấy cháu gọi đều bật cười, coi đó là sự ngộ nghĩnh. Lâu dần, cháu gọi thành quen và không thể sửa được. Thói quen của cháu hình thành là do mẹ ở nhà luôn gọi bố và những người trong gia đình bằng tên riêng một cách chỏn lọn như thế.

Chị Hà (Văn Quán - Hà Đông) suốt ngày than phiền với đồng nghiệp cơ quan về chuyện cậu con trai 5 tuổi ăn nói hỗn với mẹ. Chị đi làm suốt cả ngày, cậu con trai ở nhà với bà nội. Chị và mẹ chồng lại không hợp nhau nên mẹ chồng thường nói những điều không hay về chị trước mặt cậu bé. Chị có càu nhàu chồng một vài câu, bà bảo:
- Mẹ mày cứ be be suốt cả ngày.

Cơ quan có việc đột xuất hay ở lại làm thêm giờ, chị gọi điện báo về muộn, bà thường nói:
- Mẹ mày lại được dịp xổng chuồng ra ngoài đường rồi.

Nghe bà nói nhiều thành quen, con trai chị cũng hay bắt chước bà. Bố mẹ nói chuyện với nhau, cậu chạy lại rỉ tai bà:
- Mẹ cháu lại be be lên rồi.

Nhiều lần chị Hà đã quát con không được nói như thế, mẹ chồng bênh cháu chằm chặp:
- Nó biết gì mà mắng. Đi ra ngoài mà be be cho đỡ nhức đầu.

Được thể, con chị lại càng không sợ mẹ, luôn sao y lại những câu của bà để nói với mẹ.

Những câu chuyện trên chỉ là một số rất ít những tình huống khóc dở mếu dở khi bé bắt chước một cách máy móc lời nói của người lớn mà bé chưa hiểu được hết. Vì chưa đủ nhận thức, bé cũng không biết cách nói của mình thế là đúng hay sai. Nếu bé không được uốn nắn kịp thời, những hành động không tốt sẽ in sâu vào bé. Để bé không học theo cách nói trống không và có những lời lẽ hỗn với người trên, bố mẹ và người thân trong gia đình phải chú ý đến từng lời ăn tiếng nói của mình.

Khi con bạn bắt chước những lời nói của người lớn, đừng cổ vũ hoặc quát nạt, áp đặt bé. Hãy giải thích cho bé hiểu nói như thế có đúng không, có nên không, hay phải nói như thế nào. Nếu cần thiết, bố mẹ hay người thân trong gia đình nên nhận lỗi hành vi không hay của mình để bé học tập.

Để bé không tự làm hư mình, bố mẹ phải làm gương tốt cho con, tránh văng tục, nói xấu hoặc tỏ vẻ dè bỉu người khác khi có mặt bé. Bắt chước không phải là tính xấu. Đó còn là một cách hiệu quả giúp bé nhận thức sự việc và xây dựng tính cách. Hãy để bé bắt chước những điều tốt đẹp từ bố mẹ và người lớn trong gia đình.

Theo Tin Tức

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Những cách đơn giản để trò chuyện với trẻ (23/10)
 Âm nhạc giúp trẻ phát triển trí thông minh (23/10)
 Càng tiếp xúc với nhiều màu sắc trẻ càng thông minh (22/10)
 Làm thế nào giúp bé thoát khỏi vỏ ốc nhút nhát?! (22/10)
 Dạy bé tự tin (22/10)
 Ứng xử với trẻ trơ lỳ tâm lý (22/10)
 Những lỗi bà mẹ nào cũng mắc phải (21/10)
 Dạy con kỹ năng từ chối (21/10)
 Chọn sách phù hợp cho bé mầm non (21/10)
 Giúp trẻ đối mặt với sự thay đổi (21/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i