Tâm lý
   Làm thế nào giúp bé thoát khỏi vỏ ốc nhút nhát?!
 

Cha mẹ nào cũng sẽ cảm thấy lo lắng khi đứa con thân yêu sống quá khép kín. Đừng quá căng thẳng, điều đó cũng không có gì lạ lắm đâu. Một vài mẹo nhỏ hướng dẫn bạn giúp bé thoát ra khỏi chiếc vỏ ốc đáng ghét.

Tại sao bé lại nhút nhát?
Vậy sự nhút nhát đó đến từ đâu? Theo Tiến sĩ tâm lý Eric Fisher: "Sự nhút nhát được coi là một phần của tính khí, có nghĩa đó là một hành vi bẩm sinh. Nó cũng có thể là một phần trong cơ chế di truyền". Một số trẻ có biểu hiện của tính nhút nhát như một cách phản ứng lại với những tổn thương thời thơ ấu, trong khi những trẻ khác lại chịu ảnh hưởng từ môi trường giáo dục, chẳng hạn như bé đang được nuôi dạy bởi những bậc cha mẹ quá nhút nhát.

Cha mẹ nào cũng sẽ cảm thấy lo lắng khi đứa con thân yêu sống quá khép kín.

Đánh tan sự rụt rè
Có lý nhiều lý do khiến bé nhút nhát nhưng "Phương pháp điều trị nói chung là như nhau trong mọi trường hợp", Fisher nhấn mạnh. Về cơ bản, cha mẹ nên thận trọng trong mỗi hành động của mình đối với con. Điều đó không chỉ cho bé thời gian để bắt nhịp được vấn đề mà còn giúp bé chuẩn bị tinh thần để đối phó với những tình huống có thể xảy ra. Việc này đòi hỏi sự nỗ lực ở cha mẹ, nhưng vì đứa con thân yêu, hãy nên thật kiên trì làm theo từng bước một, sẽ rất hiệu quả để khắc phục sự rụt rè trong bé".

Cần chuẩn bị thật kỹ cho con, trước khi bé phải đối diện với những thay đổi, chẳng hạn như khi bắt đầu một năm học mới. Nên dẫn bé đến trường một ngày trước khi nhập học, chỉ cho bé biết phòng học của mình và nếu có thể hãy đến tìm gặp giáo viên của bé. Sau đó, nói chuyện với con về bất cứ điều gì đang khiến bé cảm thấy lo lắng, "Khi bé nói ra được điều gì đang làm mình lo lắng thì chúng sẽ cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều", ông Fisher giải thích thêm.

Cách này đã rất hiệu quả đối với Marjie Knudsen, mẹ của bốn đứa con. Sau khi đấu tranh với sự nhút nhát của đứa con gái lớn trong nhiều năm trước, giờ đây chị đã không còn cảm thấy khó khăn gì khi chuẩn bị dẫn đứa con trai út của mình đến trường học.

Knudsen chia sẻ: "Mẹ con tôi đã cùng nhau đến trường, tập cho con biết cách tự đeo ba-lô, làm quen trước với một số bạn cùng lớp, như thế bé dễ dàng hơn trong việc giao tiếp sau này. Tôi luôn muốn đảm bảo rằng con mình có bạn trước khi bắt đầu vào lớp học. Càng cho bé thời gian chuẩn bị nhiều bao nhiêu, sự nhút nhát càng dễ dàng bị chế ngự bấy nhiêu".

Knudsen cũng dành thời gian nói chuyện riêng với giáo viên của con trai mình, nhờ họ chủ động khuyến khích bé xây dựng bài trong lớp. "Nếu không như vậy, bé có thể trở thành một "người vô hình" trong lớp học, nhưng những giáo viên giỏi sẽ biết cách xử lý điều đó", bà cho biết thêm.

Giúp đỡ nhưng không làm phiền con
Để giúp con thoát khỏi vỏ ốc nhút nhát không có nghĩa cần phải luôn ở bên và trở thành một người bạn tri kỷ của con. Giả sử, nếu bé rơi vào trạng thái tinh thần không kiểm soát được và dường như sắp nổ tung, điều cần làm là đưa bé đến một không gian hay khung cảnh khác và để bé khóc một mình ở đó. Bạn chỉ nên đứng gần đó để quan sát, đến khi nào bé tự lấy lại được bình tĩnh và thôi không khóc nữa.

Cha mẹ không nên lúc nào cũng ở bên con suốt. Nguồn: Images.

Fisher gợi ý: "Đến khi bé được 8 tuổi bạn không cần phải ở bên con suốt nữa, hãy để bé tự giao tiếp và kết bạn với mọi người. Nhưng nếu bé tham gia vào các hoạt động mới, bạn hãy chỉ lảng vảng vòng quanh đó một chút để bé yên tâm vẫn có bạn bên cạnh và tìm cách rút đi từ từ. Khi bạn trở lại hãy cho con biết là bạn đã rời đi trước đó. Điều này sẽ giúp bé nhận ra mình vẫn có thể vui vẻ và chơi đùa khi không có mẹ ở luôn bên cạnh."

Một thủ thuật nhỏ nữa có thể sẽ giúp ích: Khi con của Silver Sharon nói với cô rằng bé bị "tổn thương" như thế nào khi cô bỏ bé lại ở sân trường. Cô đã đưa ra một cách rất thông minh để giúp bé đối diện được với sự sợ hãi của chính mình: "Một ngày trên đường đến trường tôi hỏi bé ‘con nghĩ điều gì là mạnh mẽ và chắc chắn nhất trên thế giới nào?'. Bé nhanh nhảu trả lời rằng đó là chiếc mai rùa trong bộ phim hoạt hình cho thiếu nhi Ninja Rùa. Vì vậy, tôi đã nói với con 'Trước khi ra khỏi xe, hãy bọc trái tim của con lại trong chiếc mai ấy để con sẽ không bị ‘tổn thương' nữa cho đến chiều khi mẹ gặp lại con. Chiếc mai rùa sẽ ngăn chặn sự buồn phiền và cho con có nhiều niềm vui lúc ở trường". Ngày hôm đó tôi chờ đợi xem liệu cách đó có hiệu quả không, và thật mừng thay, nó thật sự đã giúp ích!"

Đừng nói quá nhiều
Có thể là rất khó nhưng bạn hãy tự kiềm chế chính mình và đừng cố trở thành một nhà "diễn thuyết" như là cách để giúp con thoát khỏi trong tình trạng nhút nhát. "Việc đó sẽ làm bé cảm thấy rằng cha mẹ thật sự không hiểu được những gì bé đang phải đối diện. Thay vào đó hãy nói: ‘Con sẽ kể với mẹ khi nào đã thật sự sẵn sàng nhé!'. Có thể sự im lặng lúc đó thật vụng về, nhưng ít nhất con bạn sẽ biết rằng bạn tin vào khả năng tự giải quyết vấn đề của nó. Điều đó giúp con bạn cảm thấy tự tin vào chính bản thân mình hơn." tiến sĩ Vicki Folds, một chuyên gia hàng đầu về sự phát triển của trẻ em, cho biết.

Những cách đánh bại sự nhút nhát hiệu quả nhất
Một trong những cách tốt nhất đánh tan sự rụt rè của con là hãy đăng ký cho bé chơi một môn thể thao nào đó. "Điền kinh giúp bé tương tác được với những đứa trẻ khác và qua đó thúc đẩy sự tự tin trong lòng bé", tiến sĩ Fisher gợi ý. Trong khi những môn thể thao đồng đội như bóng đá là một lựa chọn tuyệt vời thì những môn chơi mang tính đối kháng một chọi một cao như quần vợt, karate, bơi lội, và thể dục dụng cụ, cho phép trẻ có cơ hội tự tỏa sáng mà không cần phải mất công tranh giành như những môn thể thao mang tính đồng đội.

Một trong những cách tốt nhất đánh tan sự rụt rè cho trẻ
là đăng ký cho bé chơi một môn thể thao nào đó.

Hãy bảo đảm bé sẽ thật sự thích thú với môn thể thao mà mình đã đăng ký chơi. "Ngay cả khi con bạn chỉ đứng yên nhìn, cũng hãy động viên con rằng chúng đã làm rất tốt", ông Fisher nói. "Hãy tỏ ra trân trọng, đánh giá cao và khuyến khích con hết mức có thể để bé tìm được sự hào hứng cũng như lòng đam mê ở thể thao ".

Còn nếu con bạn không thích thể thao, các hoạt động khác như nghệ thuật và khiêu vũ cũng mang đến cơ hội giao lưu với những đứa trẻ đồng trang lứa nhiều không kém. Con gái Knudsen thậm chí còn rất xuất sắc trong vai trò Đội trưởng đội cổ vũ. "Bởi vì bé có khả năng nhớ rõ từng động tác và tuân thủ tốt theo những quy tắc có sẵn. Vì thế nó chẳng bao giờ lúng túng cả, con bé đã thật sự được tỏa sáng", Cô chia sẻ.

Khi nào cần sự giúp đỡ, hỗ trợ từ các chuyên gia?
Nếu bạn đã thử hết mọi cách mà con vẫn còn giữ nguyên gương mặt ù lì và thái độ nhút nhát đó mãi thì đã đến lúc bạn nên đưa bé bác sỹ tâm lý trẻ em để tư vấn, tham khảo ý kiến. Trong những trường hợp trầm trọng hơn có lẽ sẽ cần đến cả những liệu pháp điều trị đặc trị cho bé.

Những dấu hiệu giúp cha mẹ nhận biết nên có sự can thiệp từ các chuyên gia:
Cảm giác ức chế, thất vọng chán chường kéo dài: Một cơn giận dữ nhất thời không phải là vấn đề, nhưng sự tức giận quá mức hoặc buồn bã mỗi khi phải thích nghi với môi trường mới (đặc biệt là sau 7 tuổi) có thể là triệu chứng của sự lo âu phân cực nghiêm trọng. Ngoài ra, chú ý cả những dấu hiệu như đổ mồ hôi hoặc hơi thở nặng khi bé không còn ở trong những nơi chúng cảm thấy thoải mái nữa.

Luôn thích ở một mình: Chắc chắn, thật tuyệt vời nếu con bạn có tinh thần tự lập. Nhưng việc cứ mãi ở lì trong nhà thay vì ra ngoài chơi với chúng bạn hay chọn cách tự chơi điện tử một mình mà không cần bạn cùng chơi là dấu hiệu của những vấn đề bệnh lý sâu hơn.

Thái độ, hành vi bất thường: Nếu con bạn đã hơn 6 tuổi mà vẫn còn xuất hiện những hành vi thật trẻ con (như mút ngón tay) giữa chốn đông người, bé có thể đang gặp phải vấn đề trong phát triển trí tuệ. Nên gặp nhà tư vấn để có thể giúp khắc phục điều này.
Tiến sĩ tâm lý Eric Fisher

Theo Webtretho

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Dạy bé tự tin (22/10)
 Ứng xử với trẻ trơ lỳ tâm lý (22/10)
 Những lỗi bà mẹ nào cũng mắc phải (21/10)
 Dạy con kỹ năng từ chối (21/10)
 Chọn sách phù hợp cho bé mầm non (21/10)
 Giúp trẻ đối mặt với sự thay đổi (21/10)
 10 bước ngoặt quan trọng trong tuổi thơ của bé (20/10)
 Đề phòng trẻ lạc (20/10)
 Vài điểm cần lưu ý khi giáo dục trẻ (20/10)
 Ứng xử với con theo tính cách (19/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i