Tâm lý
   Giúp trẻ đối mặt với sự thay đổi
 

Trẻ thường dễ thích nghi hơn người lớn. Vì thế, bạn không cần lo lắng quá mức về việc giúp con hòa nhập môi trường mới. Tuy nhiên, bố mẹ nên giữ càng nhiều điều quen thuộc càng tốt...

Có thể bé sẽ cảm thấy sợ khi học một ngôi trường hoàn toàn mới, với những "huyền thoại" về nó mà chúng bạn kể cho nghe. Bạn đừng bật cười khi nghe trẻ kể lại bởi điều đó sẽ làm bé cảm thấy như bạn đang hùa theo chúng bạn mới kia để bắt nạt nó vậy.

Bố mẹ có thể gợi chuyện và giải thích cho trẻ về những chuyện bịa đặt đó, trấn an bé rằng bạn luôn ở bên cạnh và những chuyện đó sẽ sớm qua thôi, không gì có thể làm hại đến trẻ. Sau đó, bạn cũng có thể liên lạc với thầy cô ở trường để tìm cách ngăn chặn những trò đùa quá quắt, hoặc giúp giới thiệu những bạn tốt để trẻ sớm hòa nhập.

Chuẩn bị trước tâm lý cho trẻ
Khi thấy bạn dọn đồ hay bận rộn một cách khác thường cho việc chuyển chỗ, chắc chắn trẻ đã hình dung phần nào câu chuyện tiếp theo. Vì thế bạn cần chuẩn bị trước cho con tâm lý đón nhận sự thay đổi này. Bạn hãy kể về nơi sắp dọn đến, giúp bé hình dung đó cũng là một nơi đáng yêu tương tự như chỗ ở hiện nay tuy có khác chút ít về hàng xóm, bạn bè hay cảnh vật. Bố mẹ cũng có thể lợi dụng các câu chuyện hay trò chơi nhập vai để trẻ cảm nhận được vai trò mới của mình và có tư thế sẵn sàng cho việc đón nhận cái mới.

Giúp trẻ làm quen với môi trường xung quanh
Nếu có thể, bạn nên dắt con đi thăm ngôi trường mới của mình và giới thiệu bé với thầy cô hay bạn bè mới, để trẻ có thể khám phá nơi mà mình sắp gia nhập. Những chi tiết nhỏ nhặt như chỗ để giày dép, cặp vở hay phòng ăn sẽ thật sự là thảm họa với bé nếu không được giới thiệu và giúp làm quen trước.

Giữ lại càng nhiều những gì quen thuộc càng tốt
Bé yêu thích những gì có thể đoán trước được. Nó tạo cho bé cảm giác an tâm. Khi phải dọn đến một nơi ở mới, bạn nên cố gắng giữ lại càng nhiều những gì con đã quen thuộc càng tốt. Trước tiên, các bé cần một điểm tựa an toàn, rồi từ đó mới có thể khám phá và trải nghiệm sự thay đổi ấy.

Bạn nên giữ lại những nếp cũ, ví dụ như giờ ngủ, giờ tắm rửa, giờ ăn và thời điểm cha hoặc mẹ đi làm về. Các bữa ăn trong ngày và giờ đi ngủ đặc biệt quan trọng đối với trẻ còn nhỏ. Bé có thể trở nên khiếp hãi hoặc cáu kỉnh do những xáo trộn này đem lại.

Theo Lamchame

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 10 bước ngoặt quan trọng trong tuổi thơ của bé (20/10)
 Đề phòng trẻ lạc (20/10)
 Vài điểm cần lưu ý khi giáo dục trẻ (20/10)
 Ứng xử với con theo tính cách (19/10)
 Cha mẹ làm gì khi con lười suy nghĩ? (19/10)
 Những cách đơn giản giúp bé học toán (19/10)
 Vì sao cần dạy tính trách nhiệm cho trẻ? (15/10)
 5 dấu hiệu thiên tài ở trẻ dưới 3 tuổi (15/10)
 Con tôi khó tính (15/10)
 Trẻ bị bắt nạt (14/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i