Tâm lý
   Đề phòng trẻ lạc
 

"Con bị lạc - sẽ không một ai mong nhận về mình điều kinh khủng ấy. Vì vậy, tốt nhất mọi người hãy trang bị cho mình kỹ năng, kiến thức đề phòng tránh tai nạn trẻ lạc. Vừa qua, tôi đã từng sơ sẩy làm lạc con, sau đó đã rút ra cho mình một số kinh nghiệm, xin được chia sẻ với mọi người".

1. Không bao giờ được chủ quan
Nhiều người cho rằng, trẻ chỉ bị lạc khi đang đi chơi với anh chị (do anh chị còn bé) hay khi đi với người giúp việc (do sơ suất không để ý). Tuy nhiên, thực tế, ngay khi đi chơi với bố, mẹ - những người luôn tỷ mẩn lo lắng cho con nhất - trẻ cũng có thể bị lạc. Vì vậy, bố mẹ không bao giờ được chủ quan, rời con lấy một bước.

Hãy trang bị cho mình kỹ năng, kiến thức đề phòng tránh tai nạn trẻ lạc

Lần đó, hai mẹ con tôi đang tay trong tay đi trong công viên, đột nhiên, cháu nhìn thấy đu quay nên quên hết mọi việc, cháu dằng khỏi tay mẹ và chạy ù vào bên trong. Tôi ở bên ngoài hàng rào loay hoay mua vé cho cháu, đến khi mua xong thì con đã mất hút trong đám đông.

2. Dạy trẻ kỹ năng ứng phó khi bị lạc
Đối với trẻ lớn, bố mẹ cần dạy cho con thuộc lòng những thông tin cơ bản như địa chỉ nhà, số điện thoại, tên bố, mẹ. Nếu địa chỉ nhà quá khó nhớ thì cần cháu thuộc điện thoại. Hoặc cũng có thể, trước khi đi ra khỏi nhà, nhất là đến những nơi công cộng có đông người, bạn viết một mẩu giấy nhỏ đề tên, địa chỉ của con rồi bỏ vào túi áo bé.

Ngoài ra, bạn cần dạy trẻ kỹ năng cần thiết để phòng tránh bị lạc: Đó là khi bị lạc mẹ, thì hãy đứng yên ở nơi hai mẹ con bị lạc nhau, không được chạy đi lung tung. Đó sẽ là điểm mốc để mẹ đến tìm con. Cháu cũng có thể tìm người lớn đáng tin cậy như bảo vệ, công an hay là nhân viên khu vui chơi để xin cứu viện (đọc số điện thoại để gọi cho bố mẹ, xướng tên cháu trên loa phát thanh để bố mẹ biết); tuyệt đối không được theo người lạ lên xe dù người đó nói: "Bố mẹ nhờ cô (chú) đến đón cháu".

3. Bố mẹ phải thật bình tĩnh
Khi bị lạc con bố mẹ phải thật bình tĩnh, tỉnh táo để tìm cách giải quyết. Khi tôi bị lạc con, tôi đã rơi vào trạng thái hoảng loạn tức thì, thậm chí khuỵu cả hai chân xuống nền đất. Sau đó, tôi chạy khắp nơi tìm con trong vô vọng. Về sau, khi tìm thấy con tôi mới biết rằng, hóa ra cũng có nhiều người xung quanh nhìn thấy con gái tôi bị lạc và đứng khóc ở dưới một gốc cây. Nhưng vì lúc đó tôi chỉ âm thầm tìm con mà không hỏi thăm mọi người xung quanh hay kể lại việc tôi bị lạc con, hình dáng của cháu ra sao và nhờ mọi người tìm giúp... nên cũng không ai biết tình cảnh của tôi.

Khi lạc con, bố mẹ hãy huy động càng nhiều càng tốt để tìm cháu. Tìm đến những phương án cứu trợ khác như gọi bảo vệ, gọi công an. Đặc biệt không nên bỏ qua cuộc điện thoại nào gọi đến. Bản thân tôi khi lạc con, đã sợ tới mức không thể nghe được điện thoại vì nghĩ rằng sẽ mất thời gian với những cuộc điện thoại không cần thiết (vào lúc đó). Sau này tôi mới phát hiện ra, đó là điện thoại mà nhà tôi gọi điện tới, báo tin đã có người tìm thấy con tôi đang bị lạc.

4. Tìm những nơi an toàn để đưa con đến
Khi đưa con đi chơi, bố mẹ cũng cần để ý ở nơi đó có các biện pháp cứu trợ hay hệ thống thiết bị giúp truy tìm tung tích để khi bé chẳng may bị lạc không. Chẳng hạn, như thiết bị loa phóng thanh. Khi bé bị lạc, bạn có thể nhờ nhân viên đọc tên con trên loa để bé biết. Nhớ lần tôi làm lạc con, tôi mới té ngửa khu vui chơi đó không hề có loa, đài, không có cả nhân viên bảo vệ, không có hệ thống đèn để tìm vào ban đêm và thậm chí, họ cũng không có cả số điện thoại của công an gần đó để giúp khách hàng báo thông tin khi cần. Các nhân viên cũng không quan tâm và có trách nhiệm giúp khách hàng tìm trẻ lạc. Sau lần đó, tôi không đưa con đến những nơi đó nữa.

5. Không đến nơi quá đông
Sau sự cố, tôi rút ra một điều, không nên đưa con đế những nơi qúa đông người, đặc biệt trong các dịp lễ hội vì dễ xảy ra tai nạn lạc con, và khi lạc rồi thì do sự quá tải mà việc tìm kiếm con cũng vất vả. Vì vậy, thay vì đưa con đi chơi vào ngày lễ tết, tôi thường tổ chức buổi tiệc nho nhỏ tại nhà cho con và các bạn (vẫn rất vui và có ý nghĩa). Nếu vẫn muốn cho con đi chơi, có thể cho con đi sớm hơn hoặc muộn hơn ngày lễ, hội vài ngày.

Theo Tin Tức

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Vài điểm cần lưu ý khi giáo dục trẻ (20/10)
 Ứng xử với con theo tính cách (19/10)
 Cha mẹ làm gì khi con lười suy nghĩ? (19/10)
 Những cách đơn giản giúp bé học toán (19/10)
 Vì sao cần dạy tính trách nhiệm cho trẻ? (15/10)
 5 dấu hiệu thiên tài ở trẻ dưới 3 tuổi (15/10)
 Con tôi khó tính (15/10)
 Trẻ bị bắt nạt (14/10)
 Những phát triển vượt trội khi bé 2 tuổi (14/10)
 Sự tự do giúp trẻ năng động hơn (14/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i