Tâm lý
   Đối phó với trẻ cứng đầu
 

Những điều nên làm
Sự "hợp tác" giữa cha mẹ, con cái là điều rất cần thiết. Nó làm cho mọi "cuộc chiến" lắng lại và ít bùng nổ hơn.

Trước hết bạn nên dùng những từ ngữ thật đơn giản để trẻ dễ tiếp thu. Ví dụ, khi bạn yêu cầu trẻ dọn dẹp đồ chơi, nếu trẻ nhăn nhó và tỏ ra khó chịu, bạn có thể nói rằng: Khi chơi xong, con nên cất đồ chơi vào vị trí cũ. Nếu không sắp xếp gọn gàng, đồ chơi rất dễ bị gãy, hỏng hoặc tệ hơn là bị mất tích và con khó có thể tìm lại được.

Những lời nói cần đi đôi với hành động chứ không phải là lời doạ dẫm: Trong trường hợp trẻ quá bướng bỉnh và luôn tìm mọi cách chống đối lại bạn thì nên nói với trẻ: mẹ sẽ phạt con đứng góc nếu con không dọn dẹp đống đồ chơi này. Sau khi cố gắng giải thích lý do mà trẻ vẫn lì lợm, bạn cần thực hiện đúng những gì mà bạn đã nói với con trước đó. Lời doạ dẫm không được thực hiện sẽ khiến trẻ... thờ ơ và không cảm thấy sợ trước những "cảnh báo" của bạn. Những lời răn đe sau này sẽ mất tác dụng.

Ảnh minh họa.

Thưởng phạt đúng thời điểm: Phần thưởng và sự trừng phạt sẽ trở nên có hiệu lực hơn nếu bạn thực hiện và đưa ra ngay sau khi trẻ mắc lỗi hoặc tỏ ra ngoan ngoãn.

Những điều không nên làm
Không nên lớn tiếng để buộc trẻ nghe theo lời bạn, đừng cậy mình lớn hơn để ép trẻ làm theo những gì bạn muốn. Trẻ cần phải biết phân biệt giữa cái đúng với cái sai, cái xấu với cái tốt. Nhiệm vụ của người lớn là phải giải thích thế nào để trẻ hiểu thì trẻ mới sẵn sàng "hợp tác" với bạn. Những lời "hăm doạ" chỉ có tác dụng thậm thời vì trẻ không thực sự nể phục bạn. Trẻ sẽ tiếp tục cư xử thô lỗ ngay sau khi cảm thấy hết sợ và bình tĩnh trở lại.

Hãy kiên nhẫn
Những phương pháp trên đây chưa chắc đã đảm bảo được rằng bạn sẽ "điều trị" được chứng cứng đầu ở trẻ. Tuy nhiên, đó là những bước căn bản để bạn có thể bắt đầu khi một tình huống tương tự như thế xảy ra. Hãy cố gắng áp dụng một cách bền bỉ và kiên nhẫn.

Dù bạn đã thật cố gắng nhưng đôi khi đứa con bướng bỉnh vẫn không chịu nghe lời bạn nói. Bạn cảm thấy giận dữ và muốn... nổ tung. Hãy phớt lờ và đi ra khỏi phòng, ra khỏi "thiên thần nhỏ" của bạn dù chỉ trong ít phút cho tới khi bạn thấy bình tĩnh trở lại. Một vài phút để tĩnh tâm như thế cũng tạm đủ để bạn xoa dịu những căng thẳng, ức chế đang diễn ra.

Theo Tạp chí tiêu dùng

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Bé hay dỗi mẹ (30/9)
 Để trẻ thông minh hơn (30/9)
 Làm thế nào để biết bé đã sẵn sàng đi nhà trẻ? (Phần 1) (29/9)
 Giúp con tự tin kết bạn (29/9)
 Hầu hết kinh nghiệm dạy con của chúng ta là sai lầm" (29/9)
 Những quy tắc đơn giản nên dạy con từ nhỏ (28/9)
 Đồng hành cùng con (28/9)
 Giao việc nhà cho bé: Chuyện không đơn giản (28/9)
 Bé "nghiện" phim hoạt hình (25/9)
 Khi bé có "người yêu" (25/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i