Những điều nên làm Trước hết bạn nên dùng những từ ngữ thật đơn giản để trẻ dễ tiếp thu. Ví dụ, khi bạn yêu cầu trẻ dọn dẹp đồ chơi, nếu trẻ nhăn nhó và tỏ ra khó chịu, bạn có thể nói rằng: Khi chơi xong, con nên cất đồ chơi vào vị trí cũ. Nếu không sắp xếp gọn gàng, đồ chơi rất dễ bị gãy, hỏng hoặc tệ hơn là bị mất tích và con khó có thể tìm lại được. Những lời nói cần đi đôi với hành động chứ không phải là lời doạ dẫm: Trong trường hợp trẻ quá bướng bỉnh và luôn tìm mọi cách chống đối lại bạn thì nên nói với trẻ: mẹ sẽ phạt con đứng góc nếu con không dọn dẹp đống đồ chơi này. Sau khi cố gắng giải thích lý do mà trẻ vẫn lì lợm, bạn cần thực hiện đúng những gì mà bạn đã nói với con trước đó. Lời doạ dẫm không được thực hiện sẽ khiến trẻ... thờ ơ và không cảm thấy sợ trước những "cảnh báo" của bạn. Những lời răn đe sau này sẽ mất tác dụng. Ảnh minh họa. Thưởng phạt đúng thời điểm: Phần thưởng và sự trừng phạt sẽ trở nên có hiệu lực hơn nếu bạn thực hiện và đưa ra ngay sau khi trẻ mắc lỗi hoặc tỏ ra ngoan ngoãn. Những điều không nên làm Hãy kiên nhẫn Dù bạn đã thật cố gắng nhưng đôi khi đứa con bướng bỉnh vẫn không chịu nghe lời bạn nói. Bạn cảm thấy giận dữ và muốn... nổ tung. Hãy phớt lờ và đi ra khỏi phòng, ra khỏi "thiên thần nhỏ" của bạn dù chỉ trong ít phút cho tới khi bạn thấy bình tĩnh trở lại. Một vài phút để tĩnh tâm như thế cũng tạm đủ để bạn xoa dịu những căng thẳng, ức chế đang diễn ra. Theo Tạp chí tiêu dùng |