Tâm lý
   Giao việc nhà cho bé: Chuyện không đơn giản
 

Mỗi lần được mẹ nhờ vứt vỏ hoa quả vào thùng rác là bé Bống (6 tuổi) xị mặt xuống, kéo tay mẹ năn nỉ: "Mẹ làm giúp con đi mà, mẹ đẹp xinh của con".

Nguyên (mẹ bé Bống) cũng không thể biết con gái học được ở đâu cái kiểu "nịnh khéo" mẹ như vậy. Thấy bộ dạng ngọt ngào của bé, Nguyên bật cười, quên cả việc phải trách phạt vì con không nghe lời.

"Cháu rất giỏi chống chế. Nhờ rót hộ mẹ cốc nước thì cháu chạy ra nài nỉ bố làm cho. Bảo cháu cất đồ chơi vào giỏ thì cháu tiếp tục nhờ bà nội trợ giúp" - Nguyên kể. Vì con gái nhỏ quá "khéo mồm" nên được cả nhà chiều chuộng. Vì thế, Nguyên muốn áp dụng "kỷ luật" với con rất khó.

Nếu muốn bé tự giác làm việc, cần để bé luôn thích thú

Bé Bi đã ba tuổi rưỡi nhưng chỉ làm việc theo ý thích, việc nào mẹ sai mà bé không hào hứng, bé sẽ ngồi lỳ ra. Nếu bị mẹ "tét" vào mông, bé Bi sẽ phản ứng bằng cách gào khóc.

Chuyên (mẹ bé Bi) cho biết: "Cháu thích nhất là được cất mũ bảo hiểm vào ngăn tủ mỗi chiều mẹ đi làm về. Nếu sai con dọn đồ chơi, đi rửa tay trước giờ ăn thì cháu nhất định không làm". Có lúc hào hứng, bé Bi đòi mẹ cho tự cầm cốc uống sữa nhưng nếu mẹ không để ý, bé mải ngước lên xem tivi là sữa bị đổ.

Bé chị (7 tuổi) và bé em (5 tuổi) nhà Quỳnh (Hà Nội) đã biết tỵ nạnh nhau. Nếu Quỳnh sai con gái nhỏ tắt quạt thì bé khó chịu, bảo: "Sao mẹ không sai chị Linh ấy?". Dù cô đã cố gắng phân chia công việc rõ ràng cho hai bé; chẳng hạn, vì lớn hơn nên cô chị sẽ giúp phân loại quần áo, cho quần áo vào các ngăn tủ riêng, còn nhiệm vụ của cô em là dọn phòng ngủ, cất đồ chơi. Tuy nhiên, những lúc muốn sai con "lấy cho mẹ cái này, cái kia" thì hai bé bắt đầu tỵ nhau.

"Không chỉ tỵ nhau làm, hai cháu còn tỵ nhau ăn. Mua cho chị cái váy mới mà không mua cho em thì cũng không được" - Quỳnh kể.

Khéo léo khi muốn giao việc cho con
Nguyên nhân cãi lời mẹ là do công việc đó bé không thích; cũng có thể do bé bị mệt, buồn bã, hay bị mẹ mắng nên không muốn làm nữa. Phần lớn các bé càng lớn thì cha mẹ càng khó sai bảo, bé sẽ tìm cách để chống lại cha mẹ, để trì hoãn hoặc thoái thác công việc mẹ giao phó.

Nếu muốn bé tự giác làm việc, cần để bé luôn thích thú. Có bé rất thích được bật đèn - tắt đèn nhưng lại không chịu dọn đồ chơi khi mẹ yêu cầu. Có bé thích xếp đồ chơi vào chiếc giỏ màu hồng nhưng nhất định không chịu cho chúng vào chiếc giỏ màu xanh. Do ý thức về trách nhiệm công việc còn kém nên các bé chỉ thích hoàn thành những công việc mang lại hứng thú, còn không thì thôi.

Để bé nghe lời, cha mẹ cần nắm được đặc điểm tâm lý này của bé. Trước tiên, cần kiểm tra xem có những phần việc nào bé hứng thú. Từ đó, cha mẹ cứ để bé được tự do hoàn thành những việc mà bé yêu thích, có bé thích quét nhà, có bé thích bỏ rác vào thùng nhưng cũng có bé thích mở tivi, mở cửa cho mẹ... Dù đó là phần việc thế nào, cũng cần động viên: "Cám ơn con, con giỏi quá". Có như thế, các bé mới có hứng thú để những lần sau còn làm tiếp.

Yêu cầu của cha mẹ nên đơn giản và ngắn gọn. Thay vì đề nghị "Con dọn phòng đi", cần chia nhỏ từng phần việc như "Con cất máy bay vào giỏ" hay "Con nhặt mũ rơi dưới sàn để mẹ treo lên đây"... Khả năng tập trung ở các bé còn yếu nên một công việc đòi hỏi chú tâm cao như rửa bát, lau sàn nhà... thường không phù hợp với các bé dưới 10 tuổi.

Điều quan trọng là cha mẹ cần tham gia vào việc nhà cùng với bé. Mỗi lần làm việc, thử thách đố bé: "Mẹ với con thi xem ai nhặt đồ chơi nhanh nhất". Những cuộc thi nhỏ sẽ khiến bé hào hứng thực sự vì mong muốn bản thân là người chiến thắng. Cha mẹ cần kiên trì, linh hoạt và khéo léo khi giao việc cho con. Nếu lơ là hoặc nuông chiều con thái quá thì sau này lớn lên, các bé sẽ rất khó bảo.

Theo mevabe.net

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Bé "nghiện" phim hoạt hình (25/9)
 Khi bé có "người yêu" (25/9)
 Khi nào nên cho bé bắt đầu học viết (25/9)
 Tấm gương cho con (24/9)
 Hãy để sách là niềm hứng khởi cho con trẻ (24/9)
 Khi con "đầu gấu" (24/9)
 Khi Bé Có Xu Hướng Là Người Sống Khép Kín (23/9)
 Những mối nguy hại khi trẻ bị "bắt nạt" (23/9)
 Cách đơn giản dạy bé về tiền (23/9)
 "Của tớ hay của chúng ta” ? (22/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i