Một số người trong chúng ta có tính hướng ngoại hơn, một số lại sống thu mình, hướng nội tâm; nhưng trên thực tế, mọi người đều cần bạn bè và những người đồng hành trong cuộc sống.
Có thể rất khó khăn cho trẻ tìm thấy một nơi phù hợp trong suốt thời thơ ấu, khi tiêu điểm là tập trung vào điều chỉnh bản thân hòa nhập xã hội hơn là tập trung vào hình thành một nhân cách đơn lẻ.
Ảnh: www.inmagine.com
Nhiều trẻ dễ dàng hòa nhập với "xã hội trẻ em" ở trường, xung quanh khu vực gia đình, trong cộng đồng, trong các câu lạc bộ hay nhà văn hóa thiếu nhi. Nhưng một số khác lại gặp khó khăn, dường như chúng chưa đủ kỹ năng kết bạn, hoặc chúng có khuynh hướng chậm hình thành và phát triển các giá trị hành vi xã hội so với bạn bè cùng trang lứa. Bất chấp bạn bè vui vẻ, hồn nhiên đúng như điều vốn có của tuổi thơ, bé cảm thấy mình khó khăn trong quá trình vượt qua sự trơ trọi, cô độc. Những trẻ em này có thể bắt đầu thói quen muốn ẩn mình lại.
Là một bậc phụ huynh hay là một giáo viên chăm sóc - giáo dục bé, bạn nên đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ, cung cấp những kỹ năng xã hội cho trẻ. Điều này đặc biệt đúng nếu trẻ nghiêng về phương diện "người thui thủi một mình".
Một số lời khuyên hữu ích được các chuyên gia tâm lý - giáo dục đưa ra:
Hãy lắng nghe trẻ mà không phán xét. Thực sự chân thành yêu thích chia sẻ ý tưởng, cảm xúc với bé. Vạch ra cho trẻ tập trung vào tình yêu của bạn dành cho chúng - một cảm giác yêu thương cùng tâm trạng vui vẻ.
Phản hồi lại cho bé biết: bé có những đặc điểm tính cách, cũng như tài năng tuyệt vời chỉ riêng bé sở hữu trong lớp.
Gợi ý bé về sự rộng lượng, lòng trắc ẩn hướng tới anh chị em ruột, hoặc một sự tự nguyện sẵn sàng giúp đỡ và hỗ trợ người khác phù hợp khả năng (bạn bè, người thân, giáo viên...)
Hãy chắc chắn để trẻ biết mọi người yêu và đánh giá cao bé: Một điều quan trọng là đảm bảo chắc chắn bé nhận được sự thừa nhận về những điều mà với bé là quan trọng. Điều này có thể bao gồm mời gia đình và bạn bè tới buổi trình diễn âm nhạc, đến giờ học mẫu của lớp, tìm một câu lạc bộ cộng đồng cho bé tham gia gắn liền sở thích đặc biệt của bé.
Ảnh: www.inmagine.com
Hãy vui vẻ cùng bé. Bé yêu thích làm gì? Hãy dành một ngày và tới công viên giải trí. Đi cắm trại cuối tuần. Ngồi bên thềm nhà và đọc truyện tranh.
Giữ liên lạc chặt chẽ giữa phụ huynh - giáo viên: trao đổi với giáo viên về tình hình của bé hàng ngày trên lớp, tìm lời khuyên từ giáo viên làm thế nào để nỗ lực cải thiện hành vi hòa nhập xã hội cho bé. Đổi mới chủ đề không liên quan tới trường lớp, hoặc chủ đề yêu thích của các trẻ trong lớp ít nhất một tuần một lần.
Bé sẽ cảm thấy thật quan trọng và có một sự liên quan gắn kết tới mọi thứ xung quanh mình nhiều hơn. Và bằng cách có những người dành sự quan tâm chú ý tới mình, bé sẽ không cảm thấy cô đơn và thu mình nữa.
Ngọc Mai mammon.com