Tâm lý
   Đồng hành cùng con
 

Lời nói của bố mẹ có ảnh hưởng lớn đến con cái, nhất là khi chúng còn là những đứa trẻ. Cùng một nội dung thông tin nhưng nếu bạn không diễn đạt khéo léo, tế nhị, sẽ không hiệu quả thậm chí có thể khiến trẻ bị tổn thương về tâm lý.

1. Tự hào về con
Bố mẹ bao giờ cũng tự hào về con cái. Ngay cả khi con cái của bạn đã có gia đình riêng thì bố mẹ cảm thấy vui và hạnh phúc với từng thành tích của các con.

Nhưng thể hiện thế nào để con hiểu được tình cảm của bố mẹ không phải chỉ có yêu con khi con đạt thành tích cao. Bởi vậy, hãy khen những lời khen cụ thể: "Bố mẹ tự hào vì sự chăm chỉ và nỗ lực không ngừng của con".

2. Sửa lời ăn tiếng nói cho con
Nhiều bậc phụ huynh bị sốc, thậm chí "nổi trận lôi đình" chỉ vì con cái vô tình dùng tiếng lóng hay sử dụng ngôn ngữ không phù hợp với "thuần phong mỹ tục".

Thay vì tức giận, quát mắng, bạn nên bình tĩnh chỉnh lại lời ăn tiếng nói cho con. "Từ con vừa dùng chỉ những người không kiềm chế được mới nói. Nếu dùng với cha mẹ, người lớn tuổi là rất thiếu tôn trọng". Lời nhắc nhở nhẹ nhàng và cụ thể sẽ giúp trẻ hiểu ra và rút kinh nghiệm lần sau.

3. Từ chối tế nhị
Khi trẻ đòi mua một món quà nào đó, nhiều bậc cha mẹ thường cau có từ chối thẳng thừng với lý do "tốn tiền".

Bạn nên biết rằng, nếu cứ lặp đi lặp lại lý do đó vô tình bạn đã gieo vào đầu óc chúng suy nghĩ: "Tiền là tất cả, là quan trọng nhất trong cuộc sống. Tiền quan trọng với bố mẹ hơn mình". Đương nhiên, điều này không hề tốt đối với con trẻ. Vì vậy, nên phân tích thẳng vào vấn đề: "Dịp con được nhận quà tặng gần đây nhất của con là dịp mùng 1/6. Con chịu khó chờ đợi và đến lúc đó con vẫn thích món đồ chơi này bố mẹ sẽ mua tặng con". Như thế, trẻ vui vẻ chấp nhận và cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.

4. Lắng nghe con nói
Khi bạn muốn an ủi để con cái bớt lo lắng, đừng đưa ra những câu nói đại khái, qua loa kiểu như "Đừng lo, mọi thứ rồi sẽ ổn" bởi nó sẽ tạo cảm giác bạn thiếu chân thành và không thực sự quan tâm đến vấn đề của con.

Nên gợi ý cho con nói nhiều hơn về vấn đề nó đang phải đối đầu. Chỉ riêng việc lắng nghe của cha mẹ đã khiến con trẻ thấy nguôi ngoai phần nào. Chúng sẽ bình tâm lại và bắt đầu có ý thức đối mặt với mọi việc để tìm cách giải quyết, vượt qua mọi chuyện một cách nhanh chóng hơn.

Theo Web Trẻ Thơ

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Giao việc nhà cho bé: Chuyện không đơn giản (28/9)
 Bé "nghiện" phim hoạt hình (25/9)
 Khi bé có "người yêu" (25/9)
 Khi nào nên cho bé bắt đầu học viết (25/9)
 Tấm gương cho con (24/9)
 Hãy để sách là niềm hứng khởi cho con trẻ (24/9)
 Khi con "đầu gấu" (24/9)
 Khi Bé Có Xu Hướng Là Người Sống Khép Kín (23/9)
 Những mối nguy hại khi trẻ bị "bắt nạt" (23/9)
 Cách đơn giản dạy bé về tiền (23/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i