Thông tin tư vấn
   Sự phát triển ngôn ngữ và hoạt động tự nhiên hàng ngày
 

Theo: Helping your Preschooler child

Dự án: "No child left behind"

Trẻ em chỉ có thể phát triển kỹ năng ngôn ngữ nếu chúng có nhiều cơ hội để nói, lắng nghe và sử dụng ngôn ngữ vào việc giải quyết các vấn đề và học về thế giới xung quanh mình.

Trước khi con bạn vào trường mẫu giáo khá lâu, bạn có thể làm nhiều thứ để thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ của bé.

Bạn có thể:


Ảnh: Nguồn Internet

1. Cung cấp cho con bạn các cơ hội vui chơi.

Chơi là các con bạn học. Nó là cách tự nhiên để trẻ khám phá, trở nên sáng tạo, học cách sáng tạo và kể các câu chuyện. Những hoạt động đó đồng thời giúp trẻ phát triển kỹ năng xã hội. Chơi cũng giúp trẻ học giải quyết các vấn đề. Ví dụ, nếu trẻ tập đi xe 3 bánh, khi xe chạm tới chỗ tường, trẻ phải học cách làm cho xe quay trở lại. Hoặc, khi trẻ chơi với một bộ đồ tranh ghép hình, bạn có thể chỉ vào 1 miếng ghép và nói với bé: "Mẹ nghĩ miếng ghép này là phần cần thiết cho vị trí này. Sao con không thử xem có đúng không nhỉ?". Sau đó, trẻ sẽ tự mình nhặt miếng ghép đó lên và đặt đúng vào vị trí. Khi bé trở nên dần dần nhận thức rõ hơn về sự liên hệ giữa miếng ghép với cả bức ghép hình phù hợp với nhau ra sao trong trò chơi, bạn có thể giảm dần sự hỗ trợ của mình.

2. Nói với bé ngay từ khi bé mới sinh.

Con bạn cần nghe giọng nói của bạn. Giọng nói từ ti vi hay đài không thể thay thế cho giọng của bạn, vì chúng không phản ứng phù hợp với tiếng gừ gừ hay tiếng bập bẹ của bé. Bé cần phải được biết rằng khi nào bé tạo ra âm thanh đúng và phù hợp. Ví dụ: Khi bé nói "Mẹ", điều này sẽ làm mẹ bé cười, tới bên và nói chuyện với bé. Bạn càng nói với bé nhiều, bé càng học được nhanh và nhiều từ mới hơn.

Nhiều hoạt động hàng ngày cung cấp các cơ hội để bé học nói, đôi khi hãy cho bé nghe bạn nói thật cụ thể về những gì đang diễn ra xung quanh bé. Ví dụ, khi bạn tắm cho bé trong bồn, bạn có thể nói: "Đầu tiên, đặt cái nắp bồn này vào đúng chỗ thoát nước, như vậy nước mới không bị chảy đi. Bây giờ, mẹ mở vòi nước. Con có muốn bạn vịt cao su của mình không nào? Hay đấy! Xem này, chú vịt của con màu vàng nhé, có giống bạn vịt hôm qua con thấy ở cửa hàng Bubby không?"...

3. Lắng nghe bé.

Trẻ em có những ý nghĩ đặc biết và có cảm xúc riêng của mình: niềm vui và sự buồn rầu, hy vọng và nỗi sợ hãi. Khi kỹ năng ngôn ngữ của bé phát triển, hãy khuyến khích bé bộc lộ những suy nghĩ và cảm giác. Lắng nghe là cách tốt nhất để biết bé đang nghĩ gì, điều gì đang diễn ra trong đầu óc bé, và để khám phá bé biết gì - bé chưa biết gì, bé suy nghĩ kiểu nào, cách bé học ra sao. Thể hiện suy nghĩ và cảm xúc quá lời nói cho bé nhận thức được rằng: cảm xúc và những suy nghĩ của bé đều có giá trị và ý nghĩa nhất định.

4. Hỏi con bạn những câu hỏi cụ thể để gợi ý bé đưa ra nhiều ý kiến, hơn là chỉ đưa ra những câu hỏi mà bé trả lời "Có" hoặc "Không".

Nếu bạn đang dẫn bé 3 tuổi đi dạo trong công viên, bé dừng lại và nhặt một chiếc lá lên, bạn có thể tận dụng cơ hội hỏi bé: "Những chiếc lá này giống nhau và khác nhau ở đâu?"  Với trẻ lớn hơn, có thể hỏi: "Trên cây còn những gì nữa nhỉ?"

5. Trả lời câu hỏi của con.

Hỏi là một cách tốt giúp bé học so sánh, phân loại nhóm: Các loại thức ăn khác nhau, các loại mèo khác nhau...

Trả lời các câu hỏi của bé một cách sâu sắc, trả lời bé bất cứ khi nào có thể, khuyến khích bé tự tìm câu trả lời cho chính câu hỏi của mình.

Nếu bạn không biết câu trả lời cho câu hỏi của bé, hãy thừa nhận thật với bé và đề nghị bé cùng bạn khám phá tìm ra đáp án.

6. Đọc thành tiếng các câu chuyện cùng con mỗi ngày.

Trẻ ở tất cả lứa tuổi đều thích nghe đọc, thậm chí theo một số nghiên cứu công bố: Trẻ nhỏ 6 tuần tuổi đã có phản ứng tích cực với việc nghe bố mẹ đọc. Mặc dù con bạn chưa hiểu, hoặc chưa hiểu hết cả câu chuyện, bài thơ bạn đọc; nhưng đọc cho bé giúp bé có cơ hội học, phát triển ngôn ngữ, nhất là tình yêu với giọng đọc, âm thanh của cha mẹ.

Bạn không cần phải là một người kể chuyện hoàn hảo, bạn không nhất thiết phải là người đọc thơ tuyệt vời mới khiến bé yêu thích mỗi phút giây bên bạn cùng đọc sách. Chỉ cần cho phép bé có thời gian bên bạn, lật giở từng trang sách, nghe những âm thanh ngôn ngữ, điều đó giúp khắc sâu những kỷ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ, đồng thời cha mẹ củng cố tình yêu với sách và hoạt động học suốt đời của con.

7. Có nhận thức về vai trò của ti vi với bé.

Nhiều chương trình ti vi tốt có thể đem đến cho bé một thế giới mới, và thúc đẩy sự học tập. Nhưng những chương trình ti vi nghèo nàn và nội dung không phù hợp với bé, đi kèm là thời lượng xem ti vi quá nhiều sẽ có thể gây tác hại khôn lường.

Đã đến lúc bạn phải quyết định thời lượng và kênh chương trình ti vi nào con mình nên xem.

8. Sớm phát hiện khả năng, thiên hướng, và sở thích đặc biệt của bé.

Đặt ra tiêu chuẩn cao phù hợp và khuyến khích trẻ khám phá những điều mới mẻ. Trẻ nếu không được thử thách sẽ nhanh chóng thấy chán nản khi làm bất cứ công việc gì. Ngược lại, trẻ bị đẩy vào nhiều tình huống, hoạt động với diễn biến quá nhanh, hoặc bị bắt tham gia những hoạt động không lôi cuốn ... chúng có thể trở nên nhanh nản lòng và ức chế cảm xúc.

9. Cung cấp các cơ hội cho con bạn làm và quan sát, trải nghiệm những điều mới mẻ.

Càng nhiều kinh nghiệm đa dạng, phong phú bé được trải nghiệm, bé càng khám phá được nhiều hơn về Thế giới. Không có vấn đề gì dù bạn đạn sống ở đâu, môi trường tự nhiên - xã hội xung quanh bạn với bé vẫn đầy thú vị, chứa đựng nhiều bí mật đáng để khám phá. Hãy đưa bé tới thăm hàng xóm, hãy đưa bé tới bến xe bus gần nhà, hãy đưa bé đi dạo công viên, thăm bảo tàng, sở thú... đến bất cứ nơi nào bạn thấy mắt bé mở to đầy hiếu kỳ.

Ảnh: Nguồn Internet

Nếu bạn đang sống ở thành phố, hãy cho bé trải qua một ngày ở làng quê. Nếu bạn đang sống ở làng quê, hãy dẫn bé đi chơi một ngày ở thành phố. Hãy để bé nghe những câu chuyện mới, hãy để bé nghe nhạc và chơi nhạc cụ, hãy nhảy múa cùng bé, hãy cho bé tập giấy và những cây bút màu để vẽ. Để bé tham gia nhiều hoạt động đa dạng là giúp phát triển khả năng tưởng tượng và khiến bé bộc lộ, thể hiện thiên hướng riêng có. Những điều đó góp phần mang tới một tuổi thơ hồn nhiên và sinh động cho con bạn.

Ngọc Mai mamnon.com

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Chuẩn bị kĩ năng xã hội- kĩ năng cảm xúc cho trẻ (4/9)
 Một số lời khuyên của chuyên gia về chuẩn bị cho lớp một (4/9)
 Sử dụng biểu đồ đa trí tuệ để học thành công (4/9)
 Xây dựng vốn từ vựng cho trẻ (25/8)
 Phát triển một môi trường chữ viết trong lớp (24/8)
 Khi bé quá chú ý đến những người xung quanh (22/8)
 Bé ném đồ vào bạn bè khi tức giận! (22/8)
 Bé lo lắng vì bạn bè không thích mình (11/8)
 Chọn trường tiểu học cho con bạn (30/7)
 Củng cố khả năng đọc - viết cho trẻ lớp Một (29/6)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i