Tác giả: Debra Collins,
Bác sĩ tâm lý trị liệu gia đình.
Con bạn là một cậu bé trai bắt đầu học lớp Một. Có một điều dễ dàng nhận ra trong tính cách: bé rất nhạy cảm. Bé luôn lo lắng về không có bạn bè. Bé có rất nhiều bạn bè ở lớp. Nhưng nếu chúng không đồng ý với những ý kiến của bé, hoặc từ chối chia sẻ với bé, nếu bé ít được bạn bè chào đón nồng nhiệt... bé sẽ nghĩ rằng bạn bè không thích bé, và bạn bè đối xử thật tệ với mình. Nhưng vài ngay sau, hoặc chỉ 5 phút sau thôi, mọi thứ lại trở lại bình thường.
Việc này khiến bé buồn. Bạn không biết làm thế nào để đảm bảo cho bé rằng bạn bè thích bé, và bé chỉ cần không phải lo lắng về điều này. Bạn không muốn bé lớn lên dễ dao động, luôn lo sợ và chỉ là người đi theo sau.
Trên thực tế, thật tuyệt vời vì bé có rất nhiều bạn bè, trong khi điều thường xuyên hơn khi nghe kể về các cậu bé lớp Một là xu hướng thích gây gổ và không thân thiện.
Lứa tuổi này, bé đang học về mối quan hệ bạn bè ngang hàng. Thật khó khăn để chỉ ra những tính khí khác nhau và những thể loại tương tác với nhau giữa trẻ. Rất bình thường với trẻ: khi cảm nhận mình bị coi nhẹ, bé buồn, tuy nhiên sau đó chỉ tầm 5 phút, bé lại vui lên ngay.
Hãy trao đổi với giáo viên các hoạt động giao tiếp với bạn bè ở lớp của trẻ. Giáo viên lớp Một có khả năng đánh giá và phán đoán các hành vi cư xử phù hợp lứa tuổi bé. Bạn cũng có thể sắp xếp những trò chơi tại nhà hoặc cho trẻ tham gia các hoạt động xã hội hòa đồng, không mang tính cạnh tranh cao, tạo điều kiện có nhiều cơ hội tương tác với bạn bè trong sự đoàn kết nhẹ nhàng.
Cũng là phản ứng tự nhiên khi các bậc phụ huynh muốn con mình vui vẻ, có thành công trong các mối quan hệ với bạn cuộc sống. Tuy nhiên, đôi khi những lo lắng của phụ huynh về bé lại khiến trẻ hiểu sai. Bé nhạy cảm, nhưng phụ huynh muốn: Khi bé lớn lên phải vững vàng, không phải là một người theo đuôi. Mong muốn này có thể khiến bé hiểu sai về sự trấn an của bố mẹ. Bé cho rằng mọi người có thể đang không hài lòng với bé, chỉ tập trung vào điểm bé không giỏi kết nối với bạn bè. Là người lớn, phụ huynh hiểu theo nghĩa: Tôi muốn con mình kiên cường, sôi nổi hơn và tự chủ hơn. Nhưng bé không là người lớn, và với cái nhìn của bé, một bé 6 tuổi sẽ hiểu: Đây là sự từ chối, đây là điểm sai của mình. Mọi người chẳng thích mình gì cả.
Trẻ em lứa tuổi này nghĩ theo nghĩa biểu hiện của ngôn từ lời nói. Phụ huynh hãy nhẹ nhàng phân tích cùng bé những tình huống bé có bất đồng, những tình huống khiến bé lo lắng liên quan tới bè bạn. Trấn an trẻ về cảm nhận sự tôn trọng bạn bè dành cho bé, giúp bé bớt căng thẳng lo lắng về sự thất bại giao tiếp và sự không được yêu mến.
Đưa ra vài kinh nghiệm của riêng mình cũng là một cách tốt để bé thấy sự quan tâm, gần gũi với bố mẹ, đồng thời tự tin hơn trong giải quyết những vấn đề của mình.
Ngọc Mai mamnon.com