Tác giả: Tiến sĩ Joseph Gianesin,
Bác sĩ tham vấn hành vi
Câu hỏi:
Con gái tôi đang học lớp một, và cô bé là một đứa trẻ ưa thích các hoạt động xã hội. Giáo viên của con tôi nói với tôi rằng bé quá chú ý hay quá bận tâm tới hành vi của bất cứ người nào trong lớp, đến nỗi bé không nghe hay không tập trung tới những nhiệm vụ bé đang phải làm.
Ví dụ, cô bé thường nhìn xung quanh xem mọi người khác đang làm gì trên giấy và không nghe cô giáo nói. Bé cũng nói rất nhiều trong lớp.
Giáo viên của bé nói rằng, về mặt lý thuyết, cô bé đang làm tốt, nhưng trong thời gian không ngắn, bé sẽ bị rơi lại phía sau. Chúng tôi đã trao đổi nhhiều về vấn đề cần phải làm gì. Giáo viên nói phải thường xuyên nhắc nhở con gái tôi rằng bé cần phải tập trung và không nên bận tâm về những gì mọi người đang làm nữa.
Đây là năm học nền tảng cho những bước học tốt sau này, và tôi hy vọng khi lớn lên bé sẽ đủ trưởng thành để không làm điều này nữa, nhưng tôi đang băn khoăn liệu có lời khuyên nào có thể giúp tôi không.
Trả lời:
Khi bạn đang phải đối phó với một đứa trẻ rất thích giao tiếp, tìm tòi xã hội, sự lôi cuốn của môi trường xung quanh bé là rất quan trọng. Đề nghị giáo viên sắp xếp chỗ ngồi nào mà bé không thể nhìn rõ các hành vi của mọi người nhiều quá.
Bạn nói rằng về lý thuyết bé đang làm tốt. Bạn không lo lắng rằng điều này có thể ảnh hưởng khiến bé bị rơi lại phía sau so với bạn bè. Liệu bé có thể bỏ được tật xấu này khi lớn nên? Thật sự chúng ta không thể dự đoán trước tương lai về hành vi này.
Tôi coi kỹ năng hành vi xã hội của con bạn như một thế mạnh thật sự. Điều cần thiết là điều chỉnh cho kênh hành vi cư xử này được định hướng đúng đắn thông qua các hoạt động của lớp học, có thể dễ dàng thực hiện bởi các giáo viên. Hướng cho trẻ tham gia và điều hành một cuộc thảo luận nhóm nhỏ theo những chủ đề là một cách để tận dụng kỹ năng xã hội của bé. Tôi thường khuyên các giáo viên rằng họ nên có những định hướng hoạt động sẵn cho những trẻ đã hoàn thành bài tập của mình và cần không ngừng làm phong phú thêm. Điều này là nơi mà con gái bạn có thể đến sau khi hoàn thành bài tập của cô bé với những giao tiếp, tương tác xã hội tốt. Chìa khóa ở đây là sự tận dụng thế mạnh của bé và để nó trong khuôn khổ phù hợp, gống như cách bé lớn lên: vừa thông minh vừa phát triển những kỹ năng và kiến thức trong học tập.
Ngọc Mai mamnon.com