Thông tin tư vấn
   Phát triển một môi trường chữ viết trong lớp
 

Bài viết này sẽ minh họa một số những ý tưởng thiết thực đã được thử nghiệm là có hiệu quả trong lớp học để giúp bạn tạo ra một môi trường chữ viết trong lớp học. Những ý kiến thực tế này khá rõ ràng để thực hiện và dễ dàng bổ sung cho phương pháp dạy học cho từng cá nhân của bạn.

Khi nói về một môi trường chữ viết phong phú, điều quan trọng là chúng ta phải đưa trẻ đi vào mọi khía cạnh của chữ viết bao gồm việc đọc và viết chứ không phải là viết không. Môi trường này phải mang lại cho trẻ sự rõ ràng và tinh tế để chúng luôn muốn mình là một phần trong đó và cảm thấy bản thân được khuyến khích tham gia mà không bị ràng buộc.

Với tư cách là một người giáo viên, bạn phải được chuẩn bị sẵn sàng để giảng dạy bằng cách sử dụng một loạt các chiến lược thu hút và các phương pháp dạy học. Về bản chất, vai trò của bạn là để khuyến khích tất cả các nỗ lực của trẻ vào 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết.  

Tạo ra một môi trường chữ viết phong phú

  • Cung cấp nhiều loại sách trong lớp học, Những loại sách đó có thể là sự pha trộn của các loại sách tiểu thuyết và phi tiểu thuyết, sách có nhiều tranh ảnh, sách có những từ đơn giản và sách với nhiều từ ngữ phức tạp. (Đừng quên là phải đọc lần lượt nhiều loại sách quanh năm và lấy về sách mới nhất từ thư viện!) Bên cạnh đó, bất kể các loại sách truyện nào được sáng tác bởi trẻ em hoặc của cả lớp cũng nên được trưng bày. Làm cho thư viện trong lớp có được một sự thoải mái và gửi lời mời đến một ai đó!
  • Bao gồm những tài liệu giàu màu sắc khác chẳng hạn như những cuốn danh bạ điện thoại, những tờ thực đơn, thẻ hướng dẫn, từ điển, công thức và kí hiệu.
  • Đọc to cho trẻ nghe mỗi ngày nhằm giới thiệu cho chúng về những đoạn văn, ý tưởng, các kí tự và những hoạt động khác. Bạn cũng có thể đọc cho trẻ nghe những tài liệu nằm ngoài trình độ của trẻ nhằm giúp chúng mở mang trí tưởng tượng xa hơn và cho chúng cơ hội để nhớ về những câu chuyện thông qua việc kể lại hoặc soạn thành kịch.
  • Ghim lại những tờ poster của các từ hoặc các từ nào yêu thích/ưa chuộng trong tuần để trẻ có thể tự chọn cho mình từ những tài liệu tập đọc hoặc từ những quyển sách mà chúng đã nghe. Thật là một ý tưởng hay nếu như có một Bức Tường Từ Vựng, đó là nơi mà bạn và trẻ có thể đóng góp những thành quả của mình vào đó.
  • Thiết lập một trung tâm lắng nghe với những CD hoặc băng về các câu chuyện và âm nhạc
  • Trang bị một bảng trình bày mà qua đó trẻ có thể liệt kê tất cả các công việc mà chúng sẽ ghi lên đó và vì thế sẽ cảm thấy có ý nghĩa khi đạt được thành tích.
  • Cho phép trẻ sử dụng máy tính để khám phá sự hiểu biết của chúng về câu chữ, đọc các loại sách truyện trực tuyến, hoặc truy cập những trò chơi về chữ viết thông qua Internet hoặc CD-Rom.
  • Dán nhãn vào mọi thứ - từ cái ghế, cái cửa cho đến tủ sách và bất cứ vật nào khác!
  • Chia sẻ những tin tức cuối tuần của bạn, và lắng nghe những phản hồi từ trẻ. Dùng khoảng thời gian này để đặt câu hỏi và khuyến khích trẻ tự đặt câu hỏi cho nhau. Viết những tin tức lên bảng để chỉ cho trẻ thấy mối liên hệ giữa lời nói và chữ được viết tay.
  • Kết hợp khả năng đọc viết vào trong các môn học như toán, khoa học, nghệ thuật, nghiên cứu xã hội, vv...
  • Cung cấp một góc tập viết với các loại bút, bút chì, bút chì màu, phấn, giấy, bảng trắng, cũng như là cơ hội để viết lên máy tính. Giúp trẻ nhận ra rằng những danh sách mua sắm, các công thức, các ghi chú cho một người bạn, và tin nhắn của điện thoại cũng là một ví dụ minh họa của chữ viết.
  • Lắng nghe trẻ khi chúng chia sẻ những sự việc xảy ra hàng ngày.
  • Khi viết mẫu, dành thời gian chú ý đến những lỗi chính tả và quá trình chỉnh sửa liên quan, vì điều này sẽ chứng minh được quá trình tập viết. Trẻ sẽ nhận ra việc mắc phải lỗi chính tả, duyệt lại và chỉnh sửa là điều bình thường.
  • Cung cấp một lựa chọn những trò chơi và câu đố về chữ cho trẻ chơi chẳng hạn như trò chơi xếp chữ theo yêu cầu, trò chơi lô tô chữ cái, các trò chơi ghép vần tương ứng hoặc trò chơi tìm cặp.

Một môi trường chữ viết phong phú có thể được cá nhân hóa để đáp ứng các nhu cầu của học sinh. Giáo viên có thể tạo ra các hoạt động độc lập và trực tiếp để tăng cường sự hiểu biết khái niệm về bản in, nhận thức về âm vị và ngôn ngữ, việc phát triển từ vựng và khả năng lĩnh hội cùng với một vài kĩ năng khác. Những hoạt động trên chắc chắn là một điều tốt đẹp để giúp tất cả trẻ em đạt được những kĩ năng cần thiết khi tập đọc, tập viết và vì thế tạo nên mối liên hệ đối với tất cả các môn học trong chương trình giảng dạy.

Đình Quang mamnon.com

   Theo Singapore's Child  

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Khi bé quá chú ý đến những người xung quanh (22/8)
 Bé ném đồ vào bạn bè khi tức giận! (22/8)
 Bé lo lắng vì bạn bè không thích mình (11/8)
 Chọn trường tiểu học cho con bạn (30/7)
 Củng cố khả năng đọc - viết cho trẻ lớp Một (29/6)
 Giúp trẻ mẫu giáo tăng khả năng đọc (29/6)
 Chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 (12/6)
 Ngày đầu tiên đi học (12/6)
 Phát triển ngôn ngữ cho trẻ bằng cách nào? (28/5)
 Những cách đơn giản cho trẻ làm quen chữ viết (15/5)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i