Các bậc phụ huynh hãy cùng tìm hiểu về mình có thể mong đợi những gì trong năm học đầu tiên tới trường tiểu học của bé.
Tác giả: Miriam Myers - GreatSchool
Lớp Một của bé.
Ảnh: Nguồn Internet
Vào lớp Một trẻ sẽ trở nên độc lập hơn và học về cách thích nghi với môi trường mới, quy tắc mới ở trường tiểu học.
Donna Adkins, chuyên gia tâm lý - giáo dục cho rằng: "Lớp Một có thể là giai đoạn khó khăn nhất trong quá trình giáo dục với mỗi người. Lớp Một là lớp có vai trò chủ chốt thiết lập cơ sở cho những năm học còn lại ở trường phổ thông"
Xây dựng kỹ năng đọc và viết.
Hầu như, ở lớp Một, việc quan trọng nhất trong năm đầu tiên chính là việc phát triển các kỹ năng đọc và viết. Trẻ sẽ chuyển từ các kỹ năng tiền học đọc-viết (đã được học ở mẫu giáo) sang kỹ năng chính thức quyết định xây dựng ngôn ngữ mẹ đẻ: đọc - viết - đánh vần.
Ở nhà, phụ huynh có thể thường xuyên đọc to cùng trẻ những câu truyện thiếu nhi phù hợp và hỏi những câu hỏi như:
- Trong truyện có những nhân vật nào?
- Câu chuyện diễn ra ở đâu?
- Điều gì xảy ra lúc mở đầu, ở giữa và kết thúc câu chuyện?
Kỹ năng toán học.
Về toán học, con bạn sẽ học cộng - trừ, và làm thế nào để nói về thời gian, đo lường, đồng thời học về một số hình hình học cơ bản. Bé cũng biết cách đếm tiền và nhận dạng các quy luật mẫu hình cơ bản.
Luyện tập những kỹ năng này ở nhà bằng các yêu cầu bé lặp đi lặp lại các mẫu hình/ đồ vật/ con vật hàng ngày trong cuộc sống quanh bé. (Chú ý, chọn các mẫu hình gần gũi với bé: quần áo, đồ dùng cá nhân, con vật trong gia đình, đồ vật trong gia đình...)
Đảm đương trách nhiệm và thói quen.
Nếu như ở trường Mẫu giáo, bé tham gia lớp học cả ngày, nhưng thời gian học chỉ chiếm khoảng ½, thậm chí chỉ 1/3-1/4 tổng quỹ thời gian; thì khi vào lớp Một có nghĩa là thời gian bé tham gia trường lớp - với hoạt động chủ đạo là học tập - chiếm dài hơn. Nói với con bạn về những vấn đề của "một đứa trẻ trưởng thành" như: các bữa ăn trưa khỏe mạnh, làm thế nào để cư xử với bạn bè trên sân trường... Adkins khuyên: "Từ năm học đầu tiên như một sự thay đổi từ trường mẫu giáo, nó trở nên vô cùng quan trọng với bố mẹ để giúp con mình thiết lập giai đoạn mà mỗi ngày sự độc lập càng cao hơn. Chúng ta biết rằng sức khỏe chúng ta sẽ xấu khi chúng ta không nhận được sự nghỉ ngơi hay ăn uống hợp lý, khoa học. Trẻ em ở lứa tuổi này không biết chúng cần nghỉ bao nhiêu là phù hợp. Nó phụ thuộc vào cha mẹ có đủ khả năng đảm bảo cho con minh học được những thói quen tốt này hay không."
Trong năm đầu tiên, con bạn sẽ bắt đầu có trách nhiệm và củng cố sự học thông qua bài tập về nhà. Bạn sẽ muốn chuẩn bị không gian, tổ chức ở khu vực làm việc cho bé yên lặng, giúp bé tập trung tốt nhất; và thiết lập thời gian để bé làm bài tập về nhà hàng ngày một cách tự giác.
Bạn có thể sử dụng mùa hè trước khi lớp Một bắt đầu để dạy bé chịu trách nhiệm về các công việc việc vặt gia đình. Adkins giải thích: "Chọn những việc vặt đơn giản mà bé có thể làm mà không cảm thấy áp lực, quá tải và sự bắt buộc. Bắt đầu bằng những việc nho nhỏ, sau đó lớn dần lên. Để nâng cao trách nhiệm với một đứa trẻ, trách nhiệm phải được trau dồi sớm và tiếp tục phát triển theo năm tháng".
Ảnh: Nguồn Internet
Adkins cho biết thêm: "Dạy trẻ tính độc lập là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất phụ huynh phải thực hiện. Một cách để đạt được điều này là phát triển thói quen hàng ngày mà con bạn có thể theo được. Nếu một đứa trẻ biết rằng mỗi sáng khi thức dậy, bé sẽ làm theo một trình tự công việc quen thuộc, sau đó bé sẽ sớm sẵn sàng tự làm những việc đó. Tối, nếu con bạn biết chuẩn bị đến giờ đi ngủ, cần tắm, đánh răng, đọc truyện, những việc này không chỉ là dễ dàng giúp bé ngủ ngon hơn, nó còn dễ dàng hơn để bé nhận thức việc hành động tự lập, tự giác".
Mỗi trẻ em trải qua một loạt những vấn đề xã hội, học tập và giai đoạn phát triển với tốc độ riêng của mình. Dưới đây là một số gợi ý mà phụ huynh có thể mong đợi bé đạt được trong năm học đầu tiên của trường Tiểu học:
Kỹ năng tự nhiên-xã hội bạn có thể mong đợi ở trẻ lớp Một.
- Học tập, làm việc độc lập tại bàn học - góc học tập riêng của mình.
- Tập trung nghe và nhận thức được những sự chỉ dẫn dài hơn của người lớn (giáo viên và phụ huynh).
- Hoàn thành bài tập về nhà và nộp lại vào ngày hôm sau.
- Ngồi học một cách trật tự ở vị trí của mình trong thời gian đã quy định (tiết học...)
- Xem xét một việc từ quan điểm, mục đích cá nhân của người khác; từ đó có thể hiểu và đồng cảm với người khác trên quan điểm của họ.
- Liên hệ những kinh nghiệm khái quát, theo cách suy nghĩ logic, hợp lý hơn.
- Giải quyết các tình huống có vấn đề khi sự bất đồng ý kiến xuất hiện.
- Biết cách đưa ra những lời yêu cầu đề nghị từ bố mẹ và giáo viên (thaí độ chân thành, tha thiết; sử dụng những cụm từ phù hợp: Làm ơn, vui lòng...)
- Đã bắt đầu có trải nghiệm về "va chạm" khi bất đồng ý kiến với bạn bè, làm việc theo nhóm nhỏ với những nhiệm vụ được giao.
- Có thể lập kế hoạch tương đối hợp lý theo thời gian cho phép.
Những kỹ năng lý thuyết nhận thức bạn có thể trông đợi ở năm học lớp Một của bé:
- Viết những từ với sự kết hợp các ký tự: phụ âm, nguyên âm, vần, dấu
- Đọc và viết những từ có tần suất xuất hiện nhiều như: vì sao, thế nào, học tập, vui chơi...
- Viết những câu hoàn thiện với ghi chữ in hoa/ in thường; các kiểu chữ viết khác nhau thanh đậm/ đều ... và phép đánh dấu câu.
- Đọc to các bài/ đoạn thơ, văn trong sách lớp Một với độ chính xác và hiểu nội dung.
- Đếm số lượng thay đổi
- Nói về thời gian: giờ và nửa giờ
- Nhanh chóng trả lời các bài toán cộng, trừ trong phạm vi 20
- Hoàn thành các phép toán, giải các bài toán đố về cộng và trừ trong phạm vi 100 trên giấy.
- Nhận diện các hình hình học cơ bản: hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật...
Ngọc Mai mamnon.com