Dinh dưỡng
   Bé đã sẵn sàng với đồ ăn cứng?
 

Bé yêu nhà bạn bắt đầu để ý khi người lớn cắn thức ăn và có khi còn gặm thử. Bạn nghĩ con mình đã sẵn sàng cho các loại đồ ăn cứng? Để giúp bé làm quen dần, bố mẹ cần lưu ý 10 điều sau.

1. Chắc rằng bé đã sẵn sàng
Viện Nhi khoa của Mỹ khuyên các bậc phụ huynh nên chờ cho tới khi bé được ít nhất 4-6 tháng tuổi hãy cho làm quen với đồ ăn cứng. Trong khoảng thời gian này, bé sẽ có những dấu hiệu sẵn sàng cho những loại thức ăn ở thể rắn. Bé bắt đầu ngồi vững không cần đỡ, có thể cầm những vật nhỏ và tỏ ra thích thú với những đĩa thức ăn trên bàn. Tuy nhiên, các bé không hoàn toàn giống nhau, việc quan trọng là để ý xem thời điểm nào bé sẵn sàng.

2. Cho bé tiếp xúc từ từ
Bạn và bé có rất nhiều thời gian để khám phá sự thích thú của thế giới đồ ăn mới. Ban đầu, bạn có thể cho bé một lượng nhỏ (nửa thìa cafe chẳng hạn), sau đó tăng dần.

3. Sữa mẹ hay các dạng sữa bột khác là thực phẩm chủ yếu trong năm đầu đời
Việc làm này rất cần thiết để cung cấp cho bé đầy đủ những dưỡng chất cần có trong năm đầu trước khi ăn đồ ăn thể rắn.

4. Không có cái gì là tốt nhất trong việc chế biến thực phẩm cho bé
Sự yêu, ghét của bé đối với thực phẩm và tiền sử gia đình về bệnh tiêu hoá hay hen suyễn sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định loại đồ ăn và thời điểm bắt đầu cho bé.

5. Mọi thứ sẽ bừa bộn, bẩn thỉu một chút
Phần lớn các loại thức ăn bạn đưa cho bé sẽ bị dính lên quần áo hay rơi xuống sàn nhà. Đó là điều chắc chắn sẽ xảy ra nên bạn hãy cho bé mặc sao để phù hợp hoàn cảnh.

6. Mỗi tuần 1 loại thức ăn mới
Thời điểm tốt nhất trong ngày để giới thiệu đồ ăn mới cho bé là buổi sáng. Đây là lúc bạn dễ quan sát hơn những biểu hiện dị ứng với thực phẩm như phát ban, chảy nước mũi, sung huyết, nhiễm trùng tai. Nếu có những dấu hiệu như vậy, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ.

7. Sự thay đổi trong phân của bé là bình thường
Khi bạn bổ sung những thức ăn thể rắn vào khẩu phần ăn của bé, bạn sẽ nhìn thấy một thay đổi nhỏ trong màu sắc, độ chắc và nhu động ruột. Điều đó là bình thường khi nhìn thấy phân của bé có màu khác phụ thuộc vào loại thực phẩm bé ăn. Bạn cũng sẽ thấy lẫn một phần thực phẩm chưa được tiêu hoá hết trong chất thải của bé.

8. Nên nhớ dạ dày của bé khá nhỏ và làm việc tốt nhất với những lượng thức ăn nhỏ được tiêu thụ trong ngày hơn là những bữa ăn lớn.

9. Thức ăn theo tâm trạng
Nếu bé bạn không thích một loại đồ ăn nào đó hoặc không đói thì đừng ép bé. Bé sẽ không sao cả nếu chỉ ăn sữa một vài ngày. Điều quan trọng là làm cho bé cảm thấy hứng thú với bữa ăn.

10. Biến bữa ăn thành một sự kiện mang tính xã hội
Cho phép bé ngồi cùng với gia đình trong bữa ăn để bắt đầu biết chia sẻ mặt xã hội cùng với mọi người. Các bé rất thích sự tương tác này.

Nguồn: VTV

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Bổ sung đủ sắt cho bé (5/3)
 Chất lượng bữa sáng cho bé (4/3)
 Sữa chua: 4 công dụng kỳ diệu cho bé yêu (4/3)
 Nguyên tắc ăn uống cho bé 1-3 tuổi (3/3)
 Các giai đoạn cho bé ăn dặm (3/3)
 Thực phẩm không tốt cho IQ của trẻ (2/3)
 Dinh dưỡng cho trí não phát triển (2/3)
 Các món kết hợp dễ làm bé rối loạn tiêu hóa (27/2)
 Không nên cho trẻ ăn đồ nguội đồ lạnh (27/2)
 Chất xơ và sức khỏe của trẻ (25/2)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i