Trẻ cần chất xơ để ruột có thể hoạt động tốt. Tuy vậy nếu nhiều quá sẽ không có lợi cho sức khỏe của trẻ. Ăn thế nào là không quá nhiều hay chưa đủ?
Chất xơ là gì?
Chất xơ có trong cấu tạo của thực vật. Nhờ nó mà cây có thể đứng thẳng và cũng vì nó mà khi nhai cần tây và cà rốt có tiếng kêu rắc. Chúng giúp điều chỉnh việc hấp thụ các glucid và lipid. Sau một bữa ăn giàu chất xơ, bạn sẽ cảm thấy rất chóng đói. Vì các enzim ruột không thể tiêu hóa chúng nên chất xơ sẽ bị tống xuống ruột già, làm tăng thể tích phân và kích thích ruột làm việc.
Chất xơ có nhiều trong họ đậu, trái cây và rau, nhất là khi sống và còn nguyên vỏ, các loại hạt, bánh mì, ngũ cốc. Không có một thực phẩm nguồn gốc từ động vật nào có chứa chất xơ. Có hai dạng chất xơ: Chất xơ tiêu hóa được, đó là các pec-tin có trong các quả mọng và các quả hạt mềm (táo, lê, nho, quả mộc qua...). Chất xơ không tiêu hóa được có trong rau xanh (các hemixeluloza và xeluloza), vỏ ngũ cốc (cám), khoai tây... Các chất xơ này phồng lên, nặng gấp 20 lần khi hấp thụ nước, giúp chuyển hóa ở ruột diễn ra dễ dàng.
Bé Ỉn - Bibi.vn
Tại sao trẻ cần chất xơ?
Từ 1 tuổi, chất xơ rất cần thiết cho việc vận hành tốt của ruột ở trẻ. Nó giúp phân nhiều lên, mềm hơn và dễ dàng tống ra ngoài. Trẻ có một chế độ dinh dưỡng tinh chế thường bị táo bón, khi ị thường Bị đau và chịu các chứng co cứng vùng bụng dưới, khiến trẻ sợ đại tiện.
Các nhà nghiên cứu về dinh dưỡng cho biết chất xơ, đặc biệt là của ngũ cốc có tác dụng bảo vệ ruột kết. Chúng làm tăng thể tích phân, có tác dụng làm loãng các chất gây ung thư khi tiếp xúc với thành của ruột kết và thúc đẩy hoạt động của ruột để tống các độc tố ra ngoài nhanh hơn. Việc thiếu thường xuyên chất xơ sẽ làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết, táo bón, bệnh túi thừa và trĩ.
Nên ăn nhiều chất xơ?
Quá nhiều chất xơ có thể gây hại đến việc hấp thụ một số thức ăn đồng hóa trực tiếp như sắt, đồng và kẽm. Chiếm nhiều diện tích trong dạ dày, chất xơ có thể làm mất cảm giác ngon miệng ở trẻ và lấy đi lượng calo cần thiết cho tăng trưởng.
Cho trẻ ăn các ngũ cốc nguyên chất một nửa thời gian. Phần còn lại tăng cường các sản phẩm tinh chế, bởi những sản phẩm này được pha thêm các vitamin B và sắt. Cho trẻ ăn vừa đủ các loại trái cây và rau, nhất là rau sống, ăn trái cây có vỏ sau khi đã được rửa sạch kỹ, các món ăn thuộc họ đậu.
Khi trẻ bị táo bón
Trước hết, các thói quen của ruột thay đổi khác nhau tùy vào từng trẻ. Có trẻ ị 2 lần/ngày, nhưng có trẻ 2 ngày/lần và điều đó hoàn toàn Bình thường. Vấn đề bắt đầu khi trẻ có những biểu hiện khó khăn hoặc đau đớn khi ị và điều đó trở thành thường xuyên. Thứ hai, táo bón có thể có nguồn gốc từ thuốc, dinh dưỡng hay hành vi ứng xử. Các nguyên nhân là rất nhiều nên nếu trẻ bị táo bón thường xuyên, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sỹ chuyên khoa trước khi hành động.
Những lời khuyên sau sẽ giúp bạn giảm nhẹ táo bón thường xuyên:
Cho trẻ ăn đủ chất xơ: "Tuổi bé cộng thêm 5" là một công thức dễ nhớ đối với các bà mẹ trong việc xác định lượng chất xơ mà cơ thể trẻ cần. Bạn có thể sử dụng công thức đó vào gia đình để giúp tạo thói quen dinh dưỡng lành mạnh. Ví dụ: trẻ trên 7 tuổi cần: 7 (tuổi) + 5 = 12g chất xơ mỗi ngày.
Cho trẻ uống nước giữa các bữa ăn. Nước làm cho phần chứa bên trong ruột ẩm hơn và do vậy dễ dàng di chuyển xuống ruột già.
Tránh uống quá nhiều sữa. Sữa không chứa chất xơ. Trẻ uống nhiều Sữa sẽ ăn ít thức ăn rắn và hậu quả là sẽ thiếu chất xơ. Tốt nhất là nên cho trẻ uống Sữa vừa đủ theo lứa tuổi và cho trẻ uống nước khi khát.
Bình tĩnh trước các hiệu năng của ruột. Trẻ có khả năng nhịn ị lâu hơn so với người lớn. Chính vì thế, cần tạo thói quen vệ sinh cho trẻ, tránh để tình trạng nhịn ị dẫn tới rối loạn bài tiết, không tốt cho ruột.
Lời khuyên để tăng ăn chất xơ: Bắt đầu một ngày mới bằng việc cho trẻ ăn các sản phẩm ngũ cốc giàu chất xơ. Các bữa ăn phụ, ăn vặt, hãy chọn các trái cây theo mùa, hoa quả khô như nho, quả chà là, quả mơ, táo và lê. Tránh tăng đột ngột lượng chất xơ vào trong chế độ dinh dưỡng, mà cần tăng từ từ và không quên cho trẻ uống đủ nước.
Theo Bibi.vn