Dinh dưỡng
   Lưu ý khi cho bé thử thức ăn mới
 

Nguyên tắc là mỗi tuần, bạn chỉ nên cho bé thử 1-2 thức ăn mới. Nếu bé có dấu hiệu dị ứng, bạn nên tạm thời ngừng cho bé sử dụng đồ ăn này.

Xem xét dấu hiệu dị ứng
Bạn nên cho bé (4-6 tháng tuổi) ăn thử một chút thức ăn mới trong lần đầu. Trong vòng 4-7 ngày tiếp theo, bạn kiểm tra xem bé có phản ứng lạ với thức ăn đó hay không.

Những dấu hiệu dị ứng ở bé bao gồm: Bé nổi phát ban vùng mông, mặt; Bé bị tiêu chảy; Bé gia tăng tình trạng nôn trớ và trung tiện.

Tránh những loại đồ ăn dễ dị ứng
Bạn nên tránh cho bé dưới 1 tuổi sử dụng các loại thức ăn dễ gây dị ứng như trứng, mật ong, sữa bò.

Đồng thời, bạn cũng nên tránh cho bé những thức ăn mà anh (chị) của bé có tiền sử dị ứng. Bởi vì, dị ứng có liên quan đến yếu tố di truyền.

Chỉ cho bé ăn một lượng nhỏ
Bé cần có thời gian để làm quen với mùi vị và thành phần dinh dưỡng trong thức ăn mới. Hơn nữa, nếu ăn nhiều, bé dễ bị đau dạ dày hoặc xuất hiện các dấu hiệu dị ứng nghiêm trọng.

Nếu bé không có phản ứng đặc biệt với đồ ăn, bạn mới nên tăng khẩu phần cho bé.

Cho bé làm quen với thức ăn giàu chất xơ
Bé mới ăn dặm cũng có thể bị táo bón. Bạn nên cho bé làm quen với thực phẩm mới giàu chất xơ như rau xanh và hoa quả. Các món giàu chất xơ cho bé bao gồm: Chuối, lê, táo nghiền nhuyễn; khoai tây, carrot (các loại rau xanh) hấp chín rồi nghiền nhuyễn...

Nên cho bé làm quen với rau xanh trước hoa quả: Bởi vì chất ngọt có trong hoa quả sẽ khiến bé hứng thú hơn; kết quả, nhiều bé sẽ từ chối món rau xanh vì đã quen với vị ngọt trong hoa quả trước đó.

Làm mẫu cho bé
Bạn thử xúc một thìa thức ăn, đưa gần vào miệng mình, kèm lời động viên "Xem mẹ ăn ngon không". Cách này cũng khiến bé hào hứng và muốn bắt chước ăn như bạn.

Lưu ý khác
Bạn không nên cho bé thử thức ăn mới khi bé quá đói hoặc quá mệt mỏi. Những khó chịu trong cơ thể sẽ khiến bé quấy khóc và làm thất bại kế hoạch thử đồ ăn mới.

Tốt nhất, bạn nên cho bé dùng thức ăn ngay sau khi chế biến (không nên dự trữ thực phẩm trong tủ lạnh quá 48h đồng hồ). Bạn cũng nên cẩn thận khi muốn hâm nóng đồ ăn cho bé bằng lò vi sóng. Bởi vì, hơi nóng của thức ăn trong lò vi sóng thường không đều, dễ gây bỏng miệng bé.

Nhu cầu dinh dưỡng của mỗi bé là khác nhau. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu và chế biến những món hợp khẩu vị với bé; đồng thời, không nên ép bé ăn quá nhiều.

Theo mvabe.net

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Dị ứng thực phẩm (18/2)
 Trẻ bị ốm cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp (18/2)
 11 thắc mắc về dinh dưỡng cho bé (17/2)
 Bí đỏ - Thực phẩm rất tốt đối với trẻ em (17/2)
 Sắc màu cho trẻ (16/2)
 Dinh dưỡng "quá độ" và hệ lụy với sức khỏe trẻ nhỏ (16/2)
 Tiêu chí chọn sữa tốt cho bé (14/2)
 Làm gì khi bé ghét ăn thịt? (14/2)
 Các bước tập cho bé tự ăn (13/2)
 Làm thế nào để cải thiện tình trạng lười ăn của bé? (13/2)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i