Tâm lý
   Chăm sóc trẻ không đúng, kìm hãm quá trình phát triển của trẻ!
 

Trẻ ở giai đoạn hài nhi (0 - 15 tháng) là giai đoạn trẻ có nhu cầu được giao tiếp với người lớn và hoạt động cùng đồ vật. Hai nhu cầu này ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành các đặc điểm tâm lý đầu tiên của trẻ. Sự yêu thương, chăm sóc, vỗ về và trò chuyện của người lớn giúp hình thành nên những xúc cảm, tình cảm ban đầu ở trẻ.

Khi đời sống vật chất càng phát triển, mỗi gia đình chỉ có một đến hai con, vì vậy cha mẹ dồn hết tình thương yêu cho con trẻ, chăm sóc con thật kỹ lưỡng. Tuy nhiên đôi khi, sự chăm sóc một cách thái quá cũng ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển của trẻ. Trong giới hạn bài viết chỉ đề cập đến hai vấn đề: sự phát triển vận động và quá trình phát triển tâm lý trẻ.

Sự chăm sóc và nuông chiều quá mức ảnh hưởng đến sự phát triển vận động của trẻ:
Vì đầy đủ điều kiện vật chất, lại có một đứa con duy nhất, anh Huy và chị Thanh thuê hẳn hai người giúp việc, một người nấu ăn, dọn dẹp và một người chỉ lo chăm em bé mới bốn tháng tuổi. Suốt ngày, trừ những lúc ngủ và ăn, còn lại thì em bé lúc nào cũng được bế trên tay, anh chị không bao giờ cho phép người giúp việc thả con lê la dưới nền nhà vì cho rằng không sạch. Nếu có cũng chỉ cho nằm trên giường chơi. Bốn tháng trôi qua, bé đã được tám tháng mà vẫn chưa tự ngồi được, cũng không biết bò và trườn. Khi bé 10 tháng, các bé khác đã biết bò từ bảy tháng thì bé nhà anh Huy chị Thanh cũng vẫn chỉ biết tự ngồi dậy và bây giờ đã một năm mà bé vẫn chưa vịn đứng được. Lúc này, nhìn con của bạn bè biết bò, biết đứng và vịn đi, nhìn lại con mình vẫn chỉ ngồi một chỗ, anh chị mới cảm thấy thật sự lo lắng và cho bé đi kiểm tra. Nguyên nhân ở đây không phải do hệ vận động của trẻ có vấn đề mà do trẻ không được rèn luyện hệ cơ vận động. Suốt ngày được ẵm, bế trên tay làm cho bé không có cơ hội vận động và dần dần trở thành thói quen lười vận động. Bên cạnh đó hệ cơ vận động của bé không được tập luyện nên cũng yếu hơn các trẻ khác ở cùng lứa tuổi..

Ông cha ta thường nói: ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi. Kinh nghiệm này chỉ đúng khi chúng ta tập luyện cho trẻ thường xuyên và tạo điều kiện để trẻ phát triển hệ cơ vận động hơn là suốt ngày ẵm bồng làm kìm hãm sự phát triển vận động của bé.

Sự phát triển vận động ảnh hưởng đến các quá trình phát triển tâm lý trẻ:
Ở lứa tuổi hài nhi, những hiểu biết và định hướng của trẻ về môi trường sống có được thông qua quá trình trẻ vận động và khám phá các đồ vật xung quanh trẻ. Bên cạnh đó sự hình thành ngôn ngữ cũng chính từ quá trình vận động và khám phá này. Khi vận động của trẻ kém phát triển hoặc bị kìm hãm, sẽ làm thu hẹp phạm vi hoạt động, không gian xung quanh qua trẻ bị giới hạn, trẻ không có điều kiện tiếp xúc với nhiều sự vật, hiện tượng và các đối tượng xung quanh. Điều này ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển tri giác: thị giác, thính giác, ... dẫn đến những ấn tượng về thế giới xung quanh mờ nhạt, các kỹ năng hoạt động với đồ vật cũng hạn chế, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành và phát triển tư duy trẻ.

Tập luyện để phát triển hệ cơ vận động cho trẻ
Ngay từ những tháng đầu tiên, việc tập luyện hệ cơ vận động cho trẻ là cần thiết. Ngoài việc cho trẻ bú đủ, mẹ ăn đủ chất dinh dưỡng, việc xoa bóp chân tay trẻ thường xuyên kích thích hệ cơ vận động phát triển.

Thường xuyên tập luyện các vận động ngón tay, bàn tay, tập trẻ cầm, nắm.

Khuyến khích và cổ động trẻ khi trẻ cố gắng thực hiện các hành động mới: lật, trườn, bò. Không can thiệp vào quá trình vận động của trẻ. Điều này rất quan trọng trong việc hình thành ở trẻ tính tự lực ngay từ nhỏ, trẻ không ỷ lại vào người lớn. Ví dụ: khi trẻ đang cố gắng lật, thay vì giúp trẻ đẩy người qua để lật, bạn hãy cổ vũ trẻ để trẻ cố gắng tự lật được.

Tập luyện các động tác co duỗi chân tay, rèn luyện các vận động ở ngón tay mỗi ngày.

Tạo điều kiện cho trẻ vận động bằng cách để trẻ tự do bò, trườn, tập cho trẻ trườn, bò tới lấy các đồ chơi, hướng các vận động của trẻ vào các mục đích: bò tới đồ chơi, với lấy đồ chơi v.v...

Tập luyện vừa sức, không nên bắt trẻ vận động quá sức khi trẻ mệt hoặc không muốn vận động. Thời gian vận động và tập luyện cũng không được kéo quá dài sẽ làm trẻ mệt mỏi và ảnh hưởng không tốt đến hệ cơ xương của trẻ, vì lúc này hệ cơ xương còn yếu và đang trong giai đoạn phát triển.
Hãy để trẻ có điều kiện và không gian để hoạt động ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Những quan niệm trẻ nhỏ cần được ôm ấp, ẵm bế trên tay suốt ngày để đảm bảo an toàn cho trẻ là một trong những quan niệm sai lầm.

Những bài học trẻ có được đều từ quá trình trẻ vận động và hoạt động. Bất cứ bài học nào cũng đều trả giá: khi trẻ ngả người ra đằng sau trên nệm, trẻ không đau. Khi trẻ ngả người trên nền gạch, trẻ u đầu, lần sau trẻ biết nền gạch đau và trẻ sẽ cẩn thận hơn.

Khi trẻ ở trên giường, trẻ muốn xuống đất, trẻ đưa hai tay và đầu xuống trước, kết quả là trẻ ngã đau. Lần sau trẻ đưa chân xuống từ từ, và trẻ không bị ngã. Như vậy trẻ sẽ tìm cách xuống đất như thế nào để không bị đau thay vì người lớn bế trẻ xuống.

Như vậy, những kinh nghiệm và kỹ năng trẻ có được thông qua chính quá trình trẻ hoạt động. Những kỹ năng, kinh nghiệm còn là phương tiện trẻ khám phá thế giới xung quanh nhằm thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu, học hỏi và phát triển. Vì vậy để trẻ tự do hoạt động dưới sự giám sát và hỗ trợ của người lớn là cần thiết. Đừng vì quá cẩn thận mà làm kìm hãm đi sự phát triển của trẻ.

Theo Trúc Giang mamnon.com

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Giải pháp "trị" yêu sách của bé (28/11)
 Tập cho bé ngủ riêng (28/11)
 Sửa tật nói ngọng cho bé (28/11)
 Khi trẻ con học làm “người lớn” (28/11)
 Năm tính cách cần dạy con (27/11)
 Giúp bé làm quen với tiền (27/11)
 Điều không thể thiếu của trẻ em (27/11)
 Trẻ nổi loạn là do bố mẹ? (26/11)
 Tổ chức sinh nhật cho bé (26/11)
 Hãy dám trả lời các câu hỏi của con bạn (26/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i