Chơi đùa có một tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Vậy thì trẻ em nên chơi và phát triển như thế nào?
"Thiếu vắng chơi trẻ sẽ là tù nhân, nếu trẻ không chơi, trẻ sẽ bị ngăn cách với tất cả những gì làm nên cuộc sống thật và có ý nghĩa. Chơi không chỉ là phương tiện học những kỹ năng của cuộc sống hằng ngày. mà sự thôi thúc sáng tạo và thành công, làm việc thông qua chơi cho phép trẻ phát triển về thể chất và tinh thần." (Theo Tổ chức thế giới về Giáo dục sớm trẻ em (OMEP). |
Lợi ích mà "Chơi" mang lại
Chơi sẽ giúp trẻ học về bản thân và môi trường thông qua sự đồng hóa và thực hành kỹ năng. Bằng cách sáng tạo thế giới riêng mình, trẻ em có thể tự do thử nghiệm và điều khiển những tình huống mới.
Ví dụ: chơi với xe, máy bay và thuyền sẽ cho con bạn cơ hội biết tất cả các phương tiện giao thông.
Chơi cũng giúp trẻ tạo ý nghĩa cuộc sống tùy theo mức độ hiện tại của chức năng nhận thức của trẻ. Con bạn có thể chơi với vài kinh nghiệm của mình, tạo tình huống là một phần của thế giới nội tâm của trẻ.
Chơi giúp trẻ hình thành cá tính Chúng học áp dụng kiểm soát và phát triển mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau. Những mong đợi và vai trò của văn hóa có thể được áp dụng khi chơi "gia đình", "bệnh viện" và trường học.
Chơi cũng có thể là phương tiện để trẻ biểu lộ cảm xúc như lo lắng và sợ hãi. Điều này có thể giúp trẻ làm quen cảm xúc và giảm căng thẳng. Chơi trò chơi làm bác sĩ và y tá là một ví dụ tốt.
Chơi rất dễ ngay cả những trẻ em nghèo nhất hay thiếu thốn nhất đều có thể vui sướng khi chơi.
Trẻ em cần sự hỗ trợ của người lớn và môi trường an toàn để phát triển những kỹ năng và tính sáng tạo cao nhất. Cha mẹ hay những người chăm sóc là những người đầu tiên được trẻ liên hệ. Do đó, dành thời gian cho trẻ để tạo mối quan hệ thân thiết và cung cấp sự kích thích cần thiết cho sự phát triển của trẻ là rất quan trọng. Thông qua chơi, bạn sẽ học để hiểu trẻ tốt hơn. Khi trẻ lớn lên, những người khác như bạn bè, gia đình và giáo viên cũng đóng vai trò chính then chốt.
Có bao nhiêu dạng chơi mà trẻ có thể tham gia?
Con bạn sẽ phát triển cảm xúc xã hội, trí tuệ và thể chất thông qua một chuỗi các giai đọan liên tiếp nhau. Những đòi hỏi liên quan đến chơi sẽ thay đổi theo tuổi và mức độ phát triển. Chơi sẽ giúp trẻ tiến bộ thông qua các giai đoạn. Khi trẻ lớn lên qua các giai đoạn này, trẻ sẽ tham gia vào các dạng chơi khác nhau.
Chơi khám phá: là dạng chơi đầu tiên mà một trẻ mới sinh hay một trẻ tập đi sẽ tham gia .Trẻ học về môi trường thông qua các giác quan. Thật quan trọng để trẻ được nhận kích thích được cung cấp bởi các đồ chơi thích hợp như những vật chuyển động để nhìn; đồ chơi âm nhạc để trẻ nghe; những đồ chơi để nắm chặt, sờ chạm và ngậm bú. Bé có thể nhìn, ngậm bú, sờ hay ngửi đồ chơi. Trong trường hợp này, trẻ mới sinh sẽ phát triển các giác quan của mình. Một trẻ đang lớn lên sẽ chụp đồ chơi và hướng về phía đồ vật. Trẻ tập đi sẽ vui thú chơi với đồ vật chuyển động như banh và xe. Trẻ sẽ hứng thú với các trò chơi hành động, phản ứng như đồ chơi có tính bất ngờ, trung tâm họat động và màn hình âm nhạc.
Chơi xây dựng: bộc lộ những dấu hiệu đầu tiên về kế hoạch cũng như sử dụng chất liệu và đồ chơi có ý thức. Bằng những tháp xây từ những khối, trẻ có ý tưởng về kích thước và hình dạng. Niềm vui được hoạch định đầu tiên là xô ngã tháp và xây tháp trở lại.
Chơi mạnh mẽ: Khi bé bắt đầu bò hay đi, trẻ sẽ chuyển động nhiều hơn, khám phá khu vực trẻ đang ở bằng cách di chuyển hay sờ chạm mọi thứ. Đó cũng là giai đoạn mà trẻ như làm bạn cảm thấy thất vọng và bạn nghĩ trẻ hư. Điều con bạn đang làm ở đây là học và khám phá thế giới của trẻ đang lớn thêm và lớn thêm mỗi ngày và đem cho trẻ rất nhiều khả năng. Trẻ cũng đang muốn biết khả năng lớn lên và trẻ nghĩ có thể làm mọi điều.Thiết lập giới hạn là quan trọng cho trẻ để học giới hạn trong khi đem lại sự an tòan trong thế giới đang mở rộng, mà đôi khi có thể trở nên tràn ngập đối với trẻ. Trẻ tập đi thích sử dụng những kỹ năng vận động phát triển và là mạnh mẽ. Đến vườn chơi đem lại đầy cơ hội để chuyển động và niềm vui.
Ảnh: mầm non Bibihome
Chơi theo mẫu: Thật dễ thương khi nhìn trẻ em bắt đầu sao chép như thế nào về họat động của người chăm sóc trẻ và học những vai trò khác nhau trong cuộc sống. Con bạn sẽ đi theo bạn mọi nơi và muốn làm điều mà bạn đang làm. Có vài lọ nhỏ và những cái tô trong một ngăn kéo hay trong kệ dành cho con bạn thì thật là tốt để trẻ có thể tham gia vào việc nấu ăn hay rửa chén ñĩa khi bạn đang làm như vậy.
Chơi giả vờ: Khi sự tưởng tượng phát triển và trẻ em có thể phân biệt thế giới thật với thế giới của điều kỳ diệu, chơi giả vờ sẽ phát triển. Ghế sẽ trở thành chiếc xe hơi, nhiều lọai ghế trong một hàng trở thành chiếc xe lửa và con bạn giả vờ là tài xế xe bấm còi khi xe lửa lăn bánh. Trong chơi giả vờ, trẻ học về nhiều vai trò khác nhau và làm thế nào tạo ý nghĩa sự vật xảy ra chung quanh trẻ. Trẻ tự do sáng tạo những tình huống mới và học cách xử lý khi chơi tự do.
Chơi xã hội: Khi trẻ vào trường cấp một, bạn bè càng trở nên quan trọng hơn trong tương tác hằng ngày. Điều quan trọng là trẻ vào nhóm nào đó, có bạn chơi và giữ một vai trò trong nhóm.Thông qua thử thách và phạm lỗi trẻ biết được vị trí của mình trong môi trường. Tham gia các câu lạc bộ hay nhóm họat động khác sẽ giúp phát triển thêm nữa những kỹ năng và củng cố sự tương tác giữa chúng với bạn bè trong các tình huống khác nhau. Nhờ đó, trẻ học về sự duy nhất của con người và sự chấp nhận của xã hội.
Chơi kỹ năng: Trong suốt những năm cấp một, con bạn sẽ phát triển hơn nữa để hoàn tất kỹ năng thông qua những họat động đòi hỏi những kỹ năng đặc biệt như thủ công, chơi tư duy và thể thao. con bạn sẽ tinh tế hơn các kỹ năng vận động, thông minh và sáng tạo. Kỹ năng đặc biệt sẽ giúp trẻ tinh tế về nhân cách, điểm mạnh và điểm yếu. Cuối cùng, người lớn nên hướng dẫn trẻ và khuyến khích trẻ chởi bằng cách dành thời gian, không gian và đồng hành với trẻ. Điều quan trọng là bám sát điều trẻ thích và giới thiệu những dạng chơi mới để giúp trẻ lớn lên theo các giai đoạn phát triển khác nhau. Chơi là vui đùa và giúp trẻ tìm thấy cá tính của chúng trong thế giới to lớn. Nó đem lại sự hài lòng và là đặc ân để chia sẽ với con bạn.
BS Hoàng Vũ Quỳnh Trang
Đơn vị tâm lý_ Bệnh viện nhi đồng 1
Trích từ thông tin Bệnh viện Bà mẹ Trẻ em KK-Singapore