Dinh dưỡng
   Trẻ lười ăn - phải làm sao?
 

Kết quả của công trình nghiên cứu mới đây do Abbott Hoa Kỳ tài trợ cho thấy, hơn 50% trẻ em từ 1 đến 6 tuổi trên thế giới được xếp vào tình trạng lười (biếng) ăn. Tại Việt Nam, nhiều số liệu nghiên cứu cho thấy khoảng 20 đến 45% trẻ mắc chứng này.

Tác hại lâu dài

Theo giáo sư Benny Kerzner, Chủ tịch chuyên khoa tiêu hóa và dinh dưỡng Trung tâm Y tế Quốc gia dành cho trẻ em Hoa Kỳ, hiện chưa có định nghĩa chuẩn về chứng lười ăn và việc đánh giá tình trạng lười ăn cũng rất khác nhau”.

Tuy nhiên, đặc điểm chung của trẻ lười ăn là thường ăn rất ít, chỉ ưa một vài loại thức ăn nhất định và luôn sợ món ăn mới. Nguyên nhân của tình trạng này là do khẩu vị, do di truyền, sự thay đổi tâm trạng, cảm xúc, xu hướng đòi tự chủ ở trẻ, mức độ tình cảm hoặc tương tác giữa mẹ và trẻ.

Cho đến nay, các nhà khoa học đã chứng minh được sự lười ăn có thể ảnh hưởng đến dinh dưỡng, sự tăng trưởng và tâm sinh lý của trẻ. Khi trẻ lười ăn cũng đồng nghĩa với nguy cơ bị chậm phát triển, rối loạn tăng trưởng, dễ mắc các bệnh mạn tính...

Các rối loạn về ăn uống sẽ nặng thêm về sau, gây ra tình trạng không thích giao tiếp, thờ ơ, chậm chạp và không hứng thú khi học tập, vui chơi. Chúng ta có thể bắt gặp tình trạng trẻ bị béo phì hoặc “gầy như que củi”, mà nguyên nhân là do sự kén ăn, hoặc ăn thiên lệch.


Khi có hứng thú, trẻ sẽ ăn ngon, tiêu hóa tốt

Thay đổi thói quen xấu ở trẻ

Thường thì các bậc cha mẹ lo lắng quá mức khi trẻ lười ăn. Vì thế, họ tìm mọi cách để nhồi nhét thức ăn cho trẻ, mà không hiểu đúng nguyên nhân khiến trẻ lười ăn. Thậm chí, nhiều bậc cha mẹ không biết rằng, hành vi, thái độ dỗ dành, đe dọa, ép ăn... có thể vô tình làm vấn đề trầm trọng hơn.

Tại hội thảo chuyên đề “Biếng ăn, nguyên nhân-hậu quả-giải pháp” do Abbott Hoa Kỳ phối hợp với Hội Nhi khoa TP.HCM và Hội Nhi khoa Việt Nam tổ chức tại Hà Nội ngày 26-10, GS Hoàng Trọng Kim, Hội Nhi khoa Việt Nam nhấn mạnh: Tình trạng lười ăn, ăn uống không lành mạnh có thể ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của trẻ.

Nhằm giúp các bà mẹ có thêm kiến thức về giải pháp bổ sung dinh dưỡng và điều chỉnh hành vi lười ăn của con mình, Hội Nhi khoa Việt Nam chuẩn bị thiết lập đường dây tư vấn về lười ăn qua điện thoại, cũng như tổ chức những ngày tư vấn miễn phí về chứng lười ăn cho cộng đồng.

Các chuyên gia tiêu hóa, dinh dưỡng nhấn mạnh rằng, khi trẻ lười ăn, việc thay đổi hành vi, thói quen ăn uống xấu ở trẻ cần rất nhiều thời gian và nỗ lực của cha mẹ, cũng như các nhà chuyên môn.

Với thể lười ăn nhẹ và trung bình, sự điều chỉnh hành vi dễ dàng hơn và cũng là biện pháp hữu hiệu nhất. Với thể nặng, rất cần đến sự can thiệp y khoa, nhằm bổ sung cho trẻ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối.

Nhiều gia đình có trẻ lười ăn đã tự điều chỉnh bằng cách cho trẻ vừa ăn, vừa xem quảng cáo... Kết quả là trẻ ăn được nhiều hơn, tăng cân nhưng lại chậm nói và có nguy cơ bị rối loạn tâm lý.

Khi trẻ tiếp nhận thức ăn một cách thụ động, không cảm nhận được mùi, vị lâu ngày sẽ dẫn đến mất cảm giác thèm ăn, ăn không biết ngon, ảnh hưởng đến việc tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng. Hơn thế, xem chỉ là hình thức giao tiếp bằng mắt, nên trẻ không học được cách nói, cách thể hiện cảm xúc, ảnh hưởng đến sự giao tiếp của trẻ.

Bởi thế, ngoài chuyện đa dạng hóa thực phẩm cho trẻ, bổ sung sữa thích hợp, khi trẻ lười ăn, các bà mẹ nên vừa cho ăn, vừa nựng, nói chuyện với trẻ. Cách làm này sẽ giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, lại vừa giúp phát triển ngôn ngữ của trẻ.

Theo ANTD

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:


guest

Biên chế cho đội ngũ giáo viên Mầm Non
Ngày gửi: 3/3/2009 9:10:07 PM

Tôi là phụ huynh học sinh xin được đề nghị các cấp có thẩm quyền hãy biên chế cho đội ngũ giáo viên. Ai chưa thấy được nỗi khổ của gvmn. Mong các cấp hãy xuống thực tế các trường Dân lập để biết được 1 ngày làm viêc từ 6h sáng đến 6h tối với mức lương: 500.000đ>700.000đ/1tháng. Ngoài ra không có khoản nào khác. Có nơi lương gv mn 400.000đ > 580.000đ/ 1tháng. Họ yên tâm giảng dạy làm sao được. Tôi thật sự xót xa cho đội ngũ gv mn. Mong các cấp xem xét.


guest
Có ai biết???
Ngày gửi: 3/7/2009 9:26:54 AM


Tôi thấy cần phải biên chế cho đội ngũ giáo viên mầm non vì công việc cực nhọc, vất vả mà lương lại rất thấp. Tôi mong rằng các cấp có thẩm quyền nên có chính sách ưu tiên hổ trợ cho GVMN. Đó là việc cần thiết.



guest

Nỗi khổ của GVMN
Ngày gửi: 4/15/2009 7:55:59 PM

Tôi là một GVMN, tôi rất cảm động khi đọc được những lời chia sẻ của các bạn. Thật sự như các bạn biết, công việc của GVMN rất vất vả và chiếm nhiều thời gian, thậm chí họ còn không có thời gian chăm sóc chính gia đình của mình...Nhưng bù lại thì sao? GVMN chưa thực sự được tôn trọng, lương thấp chưa đảm bảo cho cuộc sống của chúng tôi...Thử hỏi chúng tôi yêu nghề, mến trẻ có vượt qua được những nỗi khó khăn đó không?


Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Dinh dưỡng cho trẻ thiếu máu, thiếu sắt (25/10)
 Những sai lầm khi ngừa còi xương cho trẻ (25/10)
 Vai trò của Vitamin D với trẻ (23/10)
 Thực đơn tuần 3- 4 : Lứa tuổi : Nhà trẻ (23/10)
 Khi nào nên cho trẻ ăn cơm nát? (22/10)
 4 nguyên tố cần thiết cho đôi mắt của trẻ (22/10)
 Giúp bé 1-3 tuổi ăn ngoan (21/10)
 Nhận biết trẻ thiếu chất dinh dưỡng (21/10)
 10 thực phẩm tốt cho bé (20/10)
 Dưa hấu cho bé (20/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i