Tâm lý
   Hướng dẫn bé giao tiếp
 
Hướng dẫn cho bé nghệ thuật giao tiếp là hoàn toàn cần thiết trong việc dạy bé. Bố mẹ có thể bắt đầu bằng những động tác mẫu cho bé, sau đó mở rộng ra bên ngoài.

Nếu bé dùng động tác cắn, bố mẹ có thể nhìn chăm chú vào mắt bé và nghiêm giọng nói: “Không được cắn mẹ (bố). Đau lắm!”.

Bố mẹ nên dùng cách diễn đạt thật ngắn gọn. Điều quan trọng là cần làm bé hiểu được rằng cắn không phải là chuyện vui đùa và người lớn cũng không nên cười khi chứng kiến bé cắn, cho dù đối tượng bị cắn là người hay đồ vật.


Do bé chưa thể phân biệt được tại sao người lớn không bị cấm hành động cắn như bé nên bố mẹ hạn chế hoặc không biểu lộ cảm xúc yêu thương bé bằng cách “cắn yêu” vào má hoặc tay bé.

Bố mẹ cần chú ý với bé khi bé chơi đùa cùng các bạn cùng lứa tuổi. Nếu bé có hành động cắn hoặc đá bạn, bố mẹ nên kéo bé ra và nhắc nhở bé không được có hành động như vậy. Thậm chí có thể phạt bé bằng những hình thức thích hợp theo từng lứa tuổi.

Khi bé muốn lấy đồ chơi hoặc đòi một vật của người khác, bố mẹ nên rèn bé ý thức xin phép chủ nhân của những món đồ đó. Bằng cách này, bố mẹ sẽ làm bé hiểu được một điều: xin phép mượn hoàn toàn khác với cắn hay tranh đồ chơi của bạn khác.

Ngay từ những bước đi chập chững, bé cần được hướng dẫn dần dần những điều căn bản nhất trong nghệ thuật giao tiếp để có thể trở thành một đứa trẻ ngoan ngoãn. Điều này ảnh hưởng lớn đến sự hình thành nhân cách của bé sau này.

( Theo Mevabe.Net )

3 cách hiệu quả giúp trẻ giao tiếp tốt

Nếu các con bạn tỏ ra yếu kém về khả năng giao tiếp, bạn hãy học cách giao tiếp tích cực với con mình một cách có chiến lược. Hãy phát triển các biện pháp thực hành giao tiếp tích cực trong gia đình bạn trước khi nảy sinh vấn đề khúc mắc, như thế bạn sẽ vượt qua khúc mắc dễ dàng hơn.

Nói chuyện với con bạn hàng ngày
Hãy dành thêm chút thời gian hàng ngày của bạn để nói chuyện với con. Ví dụ, bạn và con bạn có thể nói chuyện với nhau trong bữa ăn tối. Hãy tận dụng cơ hội này để lắng nghe con bạn nói với bạn như thế nào. Cách nghe con bạn nói chuyện sẽ là phương pháp tốt nhất xem con bạn xử lý thông tin như thế nào. Con bạn có nói chuyện về một ngày bình thường của chúng, hay có đưa ra những chi tiết cụ thể hay không? Con bạn có trả lời câu hỏi nhanh không, hay cần có thêm thời gian để suy nghĩ trước khi trả lời không? Hãy ghi lại cách giao tiếp của trẻ khi bạn nói chuyện với trẻ và khi bạn nói chuyện với giáo viên của chúng.

Chia sẻ với các thành viên trong gia đình để khuyến khích giao tiếp
Giành thời gian gặp gỡ gia đình thường xuyên để bình luận về các tin tức thú vị, các kế hoạch và các sự kiện sắp diễn ra. Sắp xếp thời gian gặp gỡ thường xuyên vào tối thứ sáu để tổng kết sự kiện trong tuần và bàn bạc kế hoạch cuối tuần. Tạo một số các quy định, và áp dụng chúng để kéo dài cuộc gặp gỡ như:
- Tất cả thành viên trong gia đình đều phải nói chuyện
- Không ai được ngắt lời trong khi người khác đang nói
- Những lời nhận xét phải lịch sự và mang tính khích lệ

Giao tiếp ngắn gọn, ngôn ngữ rõ ràng
Trẻ ở độ tuổi học sinh không có khả năng học ngôn ngữ cơ sở thường gặp khó khăn trong việc hiểu ngôn ngữ nói. Để giao tiếp một cách hiệu quả với trẻ, bạn cần:
- Duy trì giao tiếp bằng mắt để trẻ tập trung
- Sử dụng giọng nói bình thường
- Đơn giản hoá cuộc hội thoại của bạn bằng cách tập trung vào những điểm quan trọng nhất
- Kiểm tra mức độ hiểu bằng cách yêu cầu trẻ nhắc lại các ý quan trọng
- Khuyến khích trẻ đưa ra những suy nghĩ và ý kiến của mình
- Tạm dừng các cuộc tranh luận để có thời gian xử lý
- Trình bày lại những quan điểm của bạn và kiểm tra mức độ hiểu của trẻ
- Nếu có thể, hãy dùng các bức hình, và tranh ảnh….

( Theo Web Trẻ Thơ )
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 "Nghệ thuật" thưởng - phạt với con cái (26/5)
 Độ tuổi thích hợp cho bé đi nhà trẻ (26/5)
 Những điều bé cần! (23/5)
 Bé 1 tuổi sợ điều gì? (23/5)
 Phát hiện và định hướng tài năng cho bé (23/5)
 Đừng làm hư con trẻ (2 tuổi) (22/5)
 Thay đổi thói quen của trẻ (2 tuổi) (22/5)
 Nói chuyện với bé 1 - 2 tuổi (22/5)
 Dạy bé nhớ mặt chữ (21/5)
 Giúp con kết bạn (21/5)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i