Tự nhiên đến tuổi này bé trở nên thật khó bảo. Bực mình không chứ! Sinh nó ra, chăm bẵm cho nó từng miếng ăn giấc ngủ… thế mà nó chẳng chịu vâng lời, cái gì cũng lắc đầu nguầy nguậy cứ như chạm phải lửa. Thật ra, từ bây giờ trở đi bé đang hình thành cái tôi của mình một cách mạnh mẽ. Bé có quan điểm vững chắc về thế giới nhỏ bé của mình, thích làm những việc nó yêu thích và muốn được mọi người lắng nghe
Trước thái độ không nhượng bộ của đứa bé 2 tuổi, bạn cần phải thiết lập “hội nghị bàn tròn” để thuyết phục trẻ chấp nhận một thay đổi nhỏ trong kế hoạch của bé.
Tự nhiên đến tuổi này bé trở nên thật khó bảo. Bực mình không chứ! Sinh nó ra, chăm bẳm cho nó từng miếng ăn giấc ngủ… thế mà nó chẳng chịu vâng lời, cái gì cũng lắc đầu nguầy nguậy cứ như chạm phải lửa. Thật ra, từ bây giờ trở đi bé đang hình thành cái tôi của mình một cách mạnh mẽ. Bé có quan điểm vững chắc về thế giới nhỏ bé của mình, thích làm những việc nó yêu thích và muốn được mọi người lắng nghe.
Việc can thiệp và làm thay đổi kế hoạch hoặc thói quen của bé là một điều không dễ dàng chút nào. Ví dụ: bé khóc lóc, hung hăng khi được biết rằng hôm nay nó không được đi công viên. Thật là rách việc. Xe hư hoặc trời mưa ầm ầm cũng chắng khác gì đối với bé. Cả ngày nó mong ngóng được đi ra ngoài công viên chạy nhảy với các bạn, thế mà hôm nay thì…. và thế là nó buồn bã, rồi giận dữ khi cha mẹ không chìu theo ý mình.
Một vài thay đổi mà trẻ luôn chống lại:
- Món ăn mới: Thường thì trẻ không thích nếm thử các món ăn mẹ đã tốn bao nhiêu thời gian và công sức để chế biến. Và tất nhiên là nó cũng chẳng thèm quan tâm đến giá trị dinh dưỡng của món ăn, không chịu nhét vào tai bất cứ lời đường mật nào của mẹ. Đơn giản là nó không thích.
- Thay đổi giờ giấc bữa ăn: Bạn lên lịch giờ giấc các bữa ăn để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho con. Một khi đã đến giờ mà bữa ăn chưa sẵn sàng, người lớn chúng ta cảm thấy đói, khát, một số người còn có cảm giác hoa mắt…và rồi khó chịu, giận dữ. Trẻ cũng vậy thôi. Và khi bị thay đổi giờ bữa ăn, bé tỏ ra khó chịu.
- Thay đổi các hoạt động: Trời oi quá, đi bơi là một họat động bổ ích và thú vị. Nhưng liệu trẻ có cùng suy nghĩ ấy không? Nó chỉ thích làm những việc nó ưa thích, hôm nay nó muốn chơi chiếc xe này mà không hề muốn bị lôi ra khỏi nhà để rồi bị quăng xuống nước. Chẳng có gì vui!
- Vì sao trẻ lại phản kháng?
Sự phản kháng không phải chỉ do trẻ muốn bày tỏ sự bất hợp tác. Cũng giống như bất kỳ đứa bé 2 tuổi khác, bé của bạn cũng có nhu cầu về sự ổn định mà người lớn chúng ta không hề quan tâm đến. Và vì thế những thay đổi bất ngờ sẽ làm chúng khó chịu. Bé không suy đoán được liệu những thay đổi mới có thật sự tốt cho mình hay không hay chỉ mang đến thêm cho chúng những khó khăn.
- Một nguyên nhân khác là chúng muốn làm chủ bản thân mình, thích làm những gì mình thích, không muốn bị cha mẹ ép buộc. Ngoài ra, bé chưa học được cách xử thế một cách linh động. Ở độ tuổi này, bé không biết đâu là giới hạn của bản thân và ngờ vực liệu mình có khả năng đương đầu với những thay đổi mới hay không. Nhưng chẳng bao lâu bé sẽ cảm nhận được rằng những thay đổi nhỏ chỉ làm cho cuộc sống thêm thú vị mà thôi.
Sự quản lý “đáng yêu”
Nếu để ý, bạn sẽ thấy rằng đứa bé dễ dàng chấp nhận sự thay đổi của bố mẹ thường nhìn cuộc sống dưới lăng kính màu hồng, ít bị căng thẳng. Sau đây là một vài mẹo nhỏ giúp bé của bạn vui vẻ hợp tác với cha mẹ hơn:
Tránh để thời gian quá dài mà không đưa ra bất cứ thay đổi nào. Cuộc sống, họat động cứ diễn ra đều đặn trong thời gian càng dài thì bé càng khó thay đổi hơn. Chúng khó chấp nhận bất cứ sự thay đổi nhỏ nào.
Trao đổi “lịch làm việc”hàng ngày của bé. Bé cứ nghĩ rằng thời gian biểu cho hoạt động của mình là cố định và không có vấn đề gì cần thay đổi. Chắc chắn với bạn rằng bé không hề có khái niệm “tại sao lại phải bỏ qua bộ phim hoạt hình ưa thích của nó vào 7 giờ tối mỗi ngày?”. Giải thích cho bé biết là không nhất thiết phải cứng nhắc như vậy, nếu bé “bận rộn” làm một công việc khác vào giờ đó thì có thể bỏ qua chương trình mà không có gì xảy ra cả. Hoặc nếu có điều kiện thì cha mẹ sẽ thu lại phim cho bé để bé xem vào giờ khác.
Cảnh báo: Một khi bạn có ý định thay đổi lịch làm việc của bé thì nên nói chuyện trước với chúng càng sớm càng tốt. Rất có thể bé không đồng tình và giận dữ nhưng ít nhất thì bé có cơ hội điều chỉnh và thích nghi với những thay đổi mới.
Những thay đổi tích cực: Trong nhiều trường hợp, trạng thái hạnh phúc của trẻ luôn được nối kết với cảm nhận của cha mẹ. Khi đang thảo luận tích cực về những thay đổi sắp tới thì đừng quên đưa ra những lời đề nghị hấp dẫn khác. Thay vì ngồi xem phim ngay sau bữa ăn tối thì cả nhà ra công viên dạo mát hoặc chơi đồ chơi với các bạn hàng xóm. Những thay đổi hấp dẫn như vậy thì ai mà không muốn cơ chứ.
( Theo Web Trẻ Thơ )