Tâm lý
   Đừng làm hư con trẻ (2 tuổi)
 
Mỗi đứa trẻ có một phản ứng khác biệt trước thái độ cưng chiều thái quá của bố mẹ. Theo kết quả của một số nghiên cứu gần đây của các nhà tâm lý học thì một số ứng xử của bố mẹ đã làm hư con.
  • Hiếm có bố mẹ nào nhận ra ngày từ đầu rằng họ đang làm hư con của mình. Trẻ trở nên khó bảo không chỉ trong ngày một ngày hai mà là cả quá trình lâu dài, tích tụ dần mà cha mẹ không hề hay biết.
  • Ðứa bé hư không hẳn do ảnh hưởng của số lượng con cái trong gia đình. Chưa có bằng chứng nào chứng minh được rằng con một thì dễ hư hỏng hơn nhưng đứa trẻ trong gia đình đông anh em.
  • Cứ hễ làm được điều gì hay là lại được thưởng ngay món quà mà mình thích thì chẳng mấy chốc món quà sẽ mất đi ý nghĩa khuyến khích và động viên trẻ. Ðể trẻ chịu làm điều gì đó thì số lượng cũng như chất lượng của món quà dần dần cũng tăng lên.
  • Những đứa trẻ không nghe lời thường chẳng có bạn bé là mấy vì nó rất khó gần, khả năng giao tiếp rất kém. Chỉ biết nhận mà không biết chia sẻ sẽ là chướng ngại khó vượt qua để được bạn bé quý mến.
  • Hầu hết các gia đình có trẻ khó dạy đều cho biết rằng họ không hề nghĩ là con của mình hư cho đến khi những người khác nhận xét hoặc góp ý (thường là người thân hoặc bạn bè).
Lỗi của ai?
Một đứa bé 2 tuổi trở nên khó dạy thì chắc hẳn không phải là lỗi của nó. Cha mẹ làm hư con của mình là do nhiều nguyên nhân:
  • Muốn con mình có mội thứ trong khả năng của mình. Nếu đã từng trải qua một tuổi thơ thiếu thốn và nghèo khổ, bằng mọi cách bạn sẽ cố gắng sao cho con mình không phải sống cuộc sống như mình. Và cứ thế bạn bù đắp cho con như thể khôi phục lại thế cân bằng.
  • Thà là đáp ứng yêu cầu của trẻ còn hơn là từ chối để nó lại mè nheo cả ngày. Dù rằng ở tuổi này bé rất cứng đầu, nó thích làm mọi thứ theo ý của mình, vì vậy cha mẹ phải cương quyết và biết cách từ chối những đòi hỏi quá đáng của trẻ. Nếu cứ làm theo ý của nó thì chẳng mấy chốc bé chẳng coi ai ra gì và làm mình làm mẩy khi không được như ý.
  • Cha mẹ ly hôn. Khi cha mẹ chia tay thì người không được quyền nuôi con sẽ dành thời gian để gần gũi, chăm sóc con; nhưng điều khó khăn ở đây là họ không phân biệt được như thế nào là tạo thời gian hạnh phúc bên con và như thế nào là làm hư con.
  • Bản thân những người làm cha mẹ cũng là những đứa con lớn lên trong sự nuông chiều, và thế là họ dạy con theo lối giáo dục họ đã được hưởng. Cảm thấy hạnh phúc và đầy đủ theo cách giáo dục của bố mẹ mình và cứ thế là rập khuôn trong việc dạy con.
Phải làm gì?
Sau đây là một số mẹo vặt để dạy dỗ đứa trẻ 2 tuổi nếu trẻ có những biểu hiện không vâng lời:
  • “Mưa dầm thấm lâu”: không nên nóng vội mà đỏi hỏi sự thay đổi nhanh chóng ở trẻ. Ai mà chẳng thích được “nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa”, nên bé chẳng hứng thú gì với việc bị áp đặt “kỷ luật, kỷ cương”. Vì vậy, giúp bé thay đồi từng ít một, hãy cho trẻ thời gian để thích nghi với luật mới.
  • Biết cách nói “Không”: tất nhiên không phải lúc nào bé cũng được thỏa mãn đòi hỏi của mình. Bạn hoàn toàn đúng và chẳng hề độc ác khi làm điều đó. Ngoài việc giúp bé nhận biết không phải muốn gì là được nấy bạn còn dạy bé không ích kỷ, biết nghĩ đến người khác là một trong những nhân tố xây dựng quan hệ với mọi người xung quanh.
  • Dạy trẻ biết nghĩ đến cảm nhận của người khác: những đứa trẻ được chiều chuộng thì nghĩ đến bản thân và mãi đòi hỏi. Nó chỉ biết nhìn cuộc sống qua lăng kính của chính mình và không ai khác hơn là cha mẹ phải gíup trẻ nhận ra vị trí của mình. Bị người khác giựt đồ chơi trên tay chắc hẳn không phải là điều dễ chịu, vậy thì không nên làm cho người khác bực tức hoặc buồn rầu.
  • Khuyến khích trẻ tiến tới thỏa hiệp: Muốn gì được nấy là điều luôn ở trong đầu của bọn trẻ và đến lúc này bạn nên dạy trẻ cách thỏa hiệp và khuyến khích bé biết chia sẻ. Nên thực hành ở nhà càng nhiều càng tốt.
  • Ban hành “luật”: luật cần phải rõ ràng, dễ hiểu, không có kẽ hở. Mỗi khi thấy bé vừa vượt qua ngưỡng cho phép thì phải nhắc nhở ngay nhưng cũng đừng tiếc lời khen khi bé nghe lời.
( Theo Web Trẻ Thơ )
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Thay đổi thói quen của trẻ (2 tuổi) (22/5)
 Nói chuyện với bé 1 - 2 tuổi (22/5)
 Dạy bé nhớ mặt chữ (21/5)
 Giúp con kết bạn (21/5)
 Kiềm chế tính ghen tỵ ở trẻ nhỏ (21/5)
 Nói chuyện với trẻ về sóng thần. (21/5)
 1 tuổi - Nhà khoa học nhí! (20/5)
 Bài học nghịch nước (20/5)
 Dạy con cái cách... tranh cãi (20/5)
 Con "ngoan" liệu có phải điều đáng mừng? (19/5)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i