Dinh dưỡng
   Biếng ăn ở trẻ em lứa tuổi ăn dặm
 

Dinh dưỡng trẻ em là một vấn đề quan trọng không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân hay gia đình mà còn tác động đến cả xã hội và sự phát triển vận động, trí tuệ, tầm vóc của cả một thế hệ.
Trong thời gian vừa qua, cùng với sự đi lên về kinh tế xã hội, nhận thức và hiểu biết của người dân về dinh dưỡng và dinh dưỡng trẻ em ngày càng được nâng cao, mỗi người phụ nữ đã biết cách chăm sóc gia đình mình một cách hợp lý, với một chế độ dinh dưỡng phù hợp và có lợi nhất.

Tuy nhiên, trên thực tế có không ít những đứa trẻ được sinh ra trong một gia đình khá giả, được sự quan tâm chăm sóc đúng cách của mẹ và có khi là của cả gia đình nhưng dinh dưỡng vẫn không thể đạt đến mức tối ưu. Đó là do đứa trẻ không chịu ăn, hay nói một cách văn vẻ hơn là "biếng ăn".

Khái niệm biếng ăn có thể được hiểu như sau: Đó là khi trẻ không chịu ăn đủ số lượng thức ăn cần thiết cho nhu cầu sống, hoạt động và tăng trưởng của trẻ.

Theo khái niệm trên thì hai trường hợp sau đây không thể gọi là biếng ăn: mẹ ép trẻ ăn phần ăn ngoài nhu cầu cần thiết hàng ngày, hoặc không cung cấp đủ lượng thức ăn cho trẻ.
Một số nguyên nhân chính làm trẻ biếng ăn.

Theo một số tài liệu, lứa tuổi biếng ăn nhiều nhất tập trung vào khoảng 7 tháng đến 1 tuổi. Tuy nhiên, trên thực tế biếng ăn có thể gặp ở mọi đối tượng trẻ em ở lứa tuổi khác nhau. Sự phân chia các nguyên nhân biếng ăn sau đây chỉ có tính tương đối, vì trên thực tế biếng ăn ở trẻ thường do nhiều nguyên nhân kết hợp và thường việc xác định nguyên nhân chủ yếu rất khó khăn. Có thể tạm chia nguyên nhân biếng ăn ra làm 2 nhóm chính:

I. Nguyên nhân thực thể
1. Bệnh lý ở đường tiêu hóa
Bệnh lý răng miệng: Đau răng, sưng nướu răng, đẹn miệng, lở miệng, viêm gai lưỡi.
Viêm họng, viêm A mi đan
Bệnh lý ở thực quản, dạ dày, ruột: Hẹp thực quản, viêm dạ dày, viêm ruột, tiêu chảy cấp hay mãn.

2. Bệnh lý các cơ quan hoặc các thói quen ăn uống làm ảnh hưởng đến sự tiêu hoá
Giảm các men tiêu hóa
Giảm dịch vị dạ dày: Bệnh lý dạ dày, uống sữa trước bữa ăn, uống nhiều nước trước bữa ăn, uống các loại nước ngọt có nhiều gaz, vừa ăn vừa uống.
Giảm tiết mật: Bệnh lý gan mật (viêm gan, tắc mật), các rối loạn chuyển hóa mỡ.
Giảm tiết dịch tụy: Suy tụy ngoại tiết, bệnh lý tụy có tắc nghẽn.
Giảm tiết dịch ruột: Bệnh lý ruột ( lao ruột, đa polyp, viêm ruột mãn.).
Giảm các vi sinh vật có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa: Dùng kháng sinh kéo dài.
Ắn không đúng cách: Ắn uống các chất ngọt làm tăng đường huyết, chế độ ăn quá nhiều đạm, mỡ. ăn thiếu các loại vitamin và muối khoáng cần thiết cho việc tạo các men tiêu hóa.

3. Bệnh lý toàn thân
Suy dinh dưỡng: Vừa là nguyên nhân lại vừa là hậu quả của biếng ăn. Hai vế này kết hợp với nhau trong một vòng lẩn quẩn rất khó cho người điều trị.
Bệnh lý nhiễm trùng, nhiễm siêu vi: Sởi, viêm hô hấp, sốt rét, lao.
Bệnh lý nặng gây suy nhược toàn thân: AIDS, bệnh lý ác tính.
Bệnh lý thần kinh.

II. Nguyên nhân tâm lý : Chiếm đa số các trường hợp biếng ăn ở trẻ em.

1. Thức ăn không hợp khẩu vị: Mùi vị của thức ăn đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tạo cảm giác ngon miệng cho trẻ. Ngoài ra, độ đặc của thức ăn, loại và thành phần thức ăn nếu không hợp lý cũng có thể gây tình trạng biếng ăn cho trẻ. Các thức ăn thường làm cho trẻ không thích là:
Các thức ăn được trộn lẫn, xay nhuyễn tạo thành một hỗn hợp đồng nhất không có mùi vị đặc trưng nên làm cho bé ngán.
Các thức ăn lỏng phải ăn kéo dài trên tuổi quy định, hoặc ăn thức ăn đặc quá sớm.
Món "đồ bổ" bao gồm nhiều loại thức ăn nấu nhừ và lặp đi lặp lại nhiều ngày.
Thức ăn không hợp ý: Một số trẻ trong những thời gian nhất định có ý thích đặc biệt với một loại thức ăn nào đó. Các bà mẹ thường sợ trẻ ăn như vậy không đủ chất nên cấm không cho trẻ ăn loại thức ăn ưa thích mà lại ép trẻ ăn một loại thức ăn khác, đôi khi tạo nên một phản ứng phản kháng, trẻ sẽ giận lẫy bỏ ăn luôn.

2. Không khí bữa ăn: Tâm lý trẻ em thường rất thích vừa ăn vừa chơi, vì vậy các bà mẹ có thể lợi dụng điều này để biến bữa ăn của trẻ thành những cuộc vui nho nhỏ giúp bé cảm thấy thích thú với bữa ăn. Các thái độ không đúng có thể làm bé sợ hãi hay không thích bữa ăn là:
Căng thẳng, la mắng, đánh đập.
Quá khuôn khổ, gò ép.
Ép trẻ ăn bằng mọi cách kể cả đè trẻ ra nhét thức ăn vào miệng.
Thái độ nuông chiều quá mức tạo cho trẻ thói quen vòi vĩnh.

3. Chế độ ăn không phù hợp: Giờ giấc, số lượng, thành phần.

4. Mất thói quen nhai: Ở trẻ ăn thức ăn xay mịn lâu ngày.

5. Ham chơi.

6. Biếng ăn tâm lý: Thường gặp ở người lớn.

( Theo Bibi.Vn )

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Mồng tơi: Rau ăn, vị thuốc (29/2)
 Sườn hầm rau củ (28/2)
 Những chất phản dinh dưỡng trong thực phẩm (28/2)
 Súp đậu ván (27/2)
 Dầu gấc, cà rốt, đu đủ - tốt hay xấu đối với trẻ em? (27/2)
 Thức ăn cho em bé từ 4 – 12 tháng tuổi (25/2)
 Biết ăn cơm muộn, trẻ dễ bị mọc lệch răng (25/2)
 Những thực phẩm không nên ăn nhiều (25/2)
 Các nhu cầu của em bé (23/2)
 Thức ăn để bé tự ăn một mình (23/2)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i