Dinh dưỡng
   Biết ăn cơm muộn, trẻ dễ bị mọc lệch răng
 
 
Có hứng thú, trẻ sẽ nhanh biết ăn cơm. Ảnh: B.V.
"3 tuổi đầu mà vẫn phải ninh cháo, xay cơm, phiền quá!" - chị Linh (Khâm Thiên, Hà Nội) phàn nàn về con. Thực ra việc bé chậm biết ăn cơm không chỉ gây phiền, mà còn dẫn đến biếng ăn và rối loạn sự phát triển hàm mặt.

Bé Thành con chị Linh chỉ có thể ăn thực phẩm lỏng hoặc đã xay nhuyễn. Các loại cơm, rau, thịt cá, mẹ phải cho tất vào máy sinh tố xay nhuyễn. Nếu bắt ăn cơm hạt, cả tiếng đồng hồ cháu chỉ chịu nhai vài thìa, và dứt khoát chỉ dùng cơm không hoặc chan canh. Linh nhiều lần muốn tập ăn cho con ăn cơm nhưng thấy bé không chịu, sợ con sút cân nên cứ lần lữa.

Cùng cảnh ngộ, chị Thư (Long Biên, Hà Nội) có con gái 29 tháng tuổi chuyên ăn cháo. Chỉ cần có một miếng thức ăn nào hơi to một chút, cháu sẽ nhè ra ngay, hoặc bị vướng ở cổ không nuốt được. Ngay cả cháo, cháu cũng lười ăn; nhìn thấy mẹ bưng bát ra là khóc hoặc bỏ chạy. Bé cũng không chịu ăn hoa quả mà chỉ uống nước cam hoặc sinh tố. Do đó, trông bé còi cọc hơn hẳn so với bạn cùng tuổi.

Tình trạng trẻ đã lớn vẫn chưa biết ăn cơm rất phổ biến, nhất là ở thành thị. Theo bác sĩ Lê Thị Hải, Trưởng phòng khám và tư vấn Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ từ 2 tuổi đã phải bắt đầu tập ăn cơm. Nếu đến 3 tuổi vẫn chưa dùng được thức ăn này là quá muộn. Tình trạng này rất có hại cho sự phát triển của bé.

Thứ nhất, nếu chỉ ăn mãi loại thực phẩm xay nhuyễn, trẻ sẽ rất dễ biếng ăn bởi cho dù bạn cố gắng thay đổi thành phần, món ăn vẫn có hương vị na ná nhau. Do đó, những em bé chậm ăn cơm mặc dù tiếp nhận thành phần thực phẩm đa dạng vẫn dễ bị còi cọc, suy dinh dưỡng vì lười ăn.

Thứ hai, do ít phải nhai, phần hàm của trẻ sẽ ít được vận động. Hậu quả là xương hàm kém phát triển. Cung hàm hẹp sẽ không đủ chỗ cho các răng khôn mọc sau này, dẫn đến tình trạng răng mọc lệch.

Do đó, bác sĩ Hải khuyến cáo các phụ huynh nên tập cho con ăn cơm khi được 2 tuổi. Với những trẻ không muốn, không có cách nào khác là cha mẹ phải thật kiên trì, tập dần dần.

Theo kinh nghiệm của nhiều bà mẹ, ban đầu, nên cho bé ăn cơm nát. Khi bé còn đói, cho ăn một ít cơm, cùng với thức ăn cắt nhỏ. Chọn những món bé thích, để trong bát đĩa đẹp hình thù ngộ nghĩnh, cho bé tự xúc ăn cùng cả nhà. Lúc nào bé chán, không nên ép mà để bé ăn tiếp loại thức ăn bé thích. Dần dần mỗi ngày tăng lượng cơm lên một chút. Cố gắng tạo hứng thú cho bé tập món mới, thay vì ép buộc. Khi mới tập ăn cơm, nếu bé không thích dùng thức ăn, chỉ chan canh thì cũng nên chiều ý.

Để con bạn không quá khó khăn khi tập ăn cơm, nên cho làm quen với nhiều loại thực phẩm khác nhau lúc bé chuyển sang ăn dặm. Các món bắt buộc phải nhai như trái cây, bánh, phở... sẽ giúp bé vận động xương hàm tốt hơn và quen với động tác nhai. Nhờ đó, bé sẽ nhanh chấp nhận hơn khi chuyển từ thực phẩm xay nhuyễn sang cơm.

( Theo VnExpress )
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Những thực phẩm không nên ăn nhiều (25/2)
 Các nhu cầu của em bé (23/2)
 Thức ăn để bé tự ăn một mình (23/2)
 Dinh dưỡng và phát triển trí tuệ (22/2)
 Cua bể chữa chứng đái dầm ở trẻ (22/2)
 Trẻ nên ăn đủ chất béo (21/2)
 Bột dinh dưỡng UP - Bổ sung dưỡng chất cho bé (21/2)
 Thức uống dành cho bé (20/2)
 Chuyện ăn của bé (20/2)
 Thừa ăn vẫn suy dinh dưỡng (19/2)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i