Bệnh khác
Tài liệu > Góc mẹ > Bệnh trẻ em > Bệnh khác
   Bệnh Wilkie ở trẻ
 
Đau bụng, nôn ói là triệu chứng thường gặp ở trẻ mắc hội chứng ĐMMTTT.
Trẻ ăn vào cứ bị đau bụng vùng thượng vị, nôn ói... Nằm sấp, nằm nghiêng, nằm co đầu gối thì đỡ đau, nhưng nằm ngửa là đau chịu không thấu... Các bậc cha mẹ hãy cẩn thận, có thể trẻ bị hội chứng động mạch mạc treo tràng trên.

Hội chứng động mạch mạc treo tràng trên

Theo bác sĩ Đào Trung Hiếu - Trưởng khoa Ngoại (Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM): "Hội chứng động mạch mạc treo tràng trên - ĐMMTTT (hay bệnh Wilkie) là căn bệnh xảy ra bởi sự chèn ép phần ngang của tá tràng giữa ĐMMTTT và động mạch chủ bụng (tá tràng, hỗng tràng, hồi tràng là thành phần thuộc ruột non). Bệnh thường xảy ra rõ ràng khi trẻ đã lớn (khoảng 9, 10 tuổi)...

Bác sĩ Phạm Thị Ngọc Tuyết - Trưởng khoa Tiêu hóa - Gan mật của Bệnh viện Nhi đồng 2, TP.HCM cho biết: ĐMMTTT của cơ thể thường tạo một góc 45 độ với động mạch chủ bụng. Còn 1/3 đoạn cuối của tá tràng thì nằm giữa phía trước ĐMMTTT và phía sau động mạch chủ bụng. Nếu vì một nguyên nhân nào đó làm hẹp góc giữa ĐMMTTT và động mạch chủ bụng nói trên (góc hẹp dưới 25 độ) thì sẽ chèn ép phần tá tràng nói trên, gây ra hội chứng ĐMMTTT.

Có nhiều nguyên nhân làm cho góc tạo bởi ĐMMTTT và động mạch chủ bụng bị hẹp lại, đó là: bị mất lớp mỡ (được xem là lớp đệm) giữa ĐMMTTT và động mạch chủ bụng; do dây chằng tá - hỗng tràng (dây chằng Treitz) của cơ thể ngắn; bất thường ở đốt sống thắt lưng 1, 2... 

Triệu chứng biểu hiện thường gặp của hội chứng ĐMMTTT bao gồm: đau bụng vùng thượng vị; nôn ói tái diễn thường xuyên; ợ hơi; có thể ói nhiều ra dịch mật hoặc thức ăn đã tiêu hóa một phần; khó chịu sau khi ăn; đầy bụng... Các triệu chứng này sẽ giảm một cách rõ rệt khi trẻ nằm nghiêng bên trái, nằm sấp, hoặc nằm co ở tư thế hai đầu gối gập vào ngực. Đặc biệt, khi trẻ nằm ngửa sẽ làm gia tăng những triệu chứng nói trên. Thể trạng mệt mỏi, suy nhược có thể thấy ở hơn 2/3 trẻ mắc hội chứng ĐMMTTT.

Theo bác sĩ Đào Trung Hiếu: "Khi mắc hội chứng ĐMMTTT, thì đường tiêu hóa của trẻ giống như tình trạng con đường bị kẹt xe. Khi ấy, đường tiêu hóa hẹp lại, làm cho việc lưu thông thức ăn bị ứ đọng, khiến trẻ bị đầy bụng, chướng bụng, đau bụng rất dữ và ói. Sở dĩ trẻ nằm sấp, nằm nghiêng qua trái hết đau là vì ở những tư thế đó, chỗ đường tiêu hóa bị hẹp sẽ giãn ra giúp trẻ đỡ đau. Chính vì những triệu chứng do hội chứng ĐMMTTT gây ra (đặc biệt là đau bụng sau ăn), khiến cho tâm lý trẻ rất sợ ăn! Vì thế, trẻ mắc căn bệnh này còn có đặc điểm nữa là không lên cân. Nhiều trường hợp trẻ đã mười mấy tuổi, nhưng chỉ nặng ngoài 20 kg!".

Chẩn đoán dễ nhầm lẫn

Hiện tại, ở TP.HCM có hai bệnh viện chuyên khoa nhi chữa trị hội chứng ĐMMTTT là Bệnh viện Nhi đồng 1 và Bệnh viện Nhi đồng 2. Việc phẫu thuật điều trị căn bệnh này hiện chỉ thực hiện ở Nhi đồng 1 (đã phẫu thuật được 15 trường hợp). Còn Nhi đồng 2 vẫn theo trường phái điều trị nội khoa bảo tồn.

Ngày 28 Tết Âm lịch, bệnh nhi Nguyễn Quốc Duy (12 tuổi, ngụ ở tỉnh Đồng Tháp) đã được các bác sĩ khoa Ngoại Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM phẫu thuật gấp, bởi tình trạng em bị đau bụng dữ dội do hội chứng ĐMMTTT gây nên. Duy mắc bệnh cũng đã lâu, chữa trị ở nhiều nơi nhưng bệnh không thuyên giảm, vì việc điều trị cho em theo hướng chẩn đoán: hội chứng dạ dày tá tràng! 

Theo các bác sĩ, việc chẩn đoán xác định hội chứng ĐMMTTT là rất khó khăn. Ban đầu, bệnh rất dễ "hướng" bác sĩ nhầm lẫn giữa hội chứng ĐMMTTT với một số bệnh lý khác như: hội chứng dạ dày tá tràng; loét dạ dày; viêm tụỵ cấp... bởi những triệu chứng: buồn nôn, nôn, đau thượng vị, cảm giác đầy hơi, khó chịu sau khi ăn no ở những căn bệnh trên cũng có tính chất na ná như hội chứng ĐMMTTT... Vì thế, việc xử trí ban đầu của bác sĩ khi tiếp xúc bệnh nhi thường rơi vào hướng điều trị theo chẩn đoán nhầm lẫn đó là như vậy. Còn người nhà thì nghĩ chung chung là do trẻ bị bệnh lý bao tử. Ngoài siêu âm, X-quang, CT Scan được xem là tiêu chuẩn "vàng" trong chẩn đoán hội chứng ĐMMTTT.

Việc điều trị hội chứng ĐMMTTT theo các bác sĩ có hai hướng. Thông thường ban đầu, khi đã chẩn đoán chắc chắn trẻ mắc hội chứng ĐMMTTT thì áp dụng phương pháp điều trị nội khoa, nâng tổng trạng trẻ lên bằng việc đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ, chia bữa ăn ra làm nhiều lần trong ngày, tạo tư thế đúng sau khi ăn để giảm sự chèn ép; nuôi ăn qua ống sonde; cũng như điều trị các biến chứng do bệnh gây ra.

Thường việc chữa trị nội khoa với khoảng thời gian lâu dài, bình quân điều trị liên tục từ 3-6 tháng. Một khi điều trị nội khoa bất thành thì mới áp dụng phẫu thuật. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp, do tình trạng đau bụng, nôn ói của trẻ thường xuyên, khiến bố mẹ trẻ thấy xót bụng, không đủ can đảm chờ đợi kết quả điều trị nội nên yêu cầu được phẫu thuật sớm.

Việc phẫu thuật là nhằm giải quyết chỗ đường tiêu hóa bị hẹp đó: các bác sĩ sẽ mổ bắc cầu, nối một đoạn ruột trên và dưới chỗ hẹp lại với nhau để tạo thêm một đường mới lưu thông thức ăn, giải áp cho chỗ kẹt.

Theo Thanhnien.
 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Mùa nắng: bệnh nhi tăng (28/2)
 Bài thuốc dành cho trẻ bị bệnh sởi (30/1)
 Những thắc mắc về bệnh tiểu đường ở trẻ em (15/1)
 Trẻ bệnh viêm mũi xoang tăng cao (12/1)
 Trẻ bị nhức đầu: Chớ coi thường! (11/1)
 Bệnh vàng da ở trẻ (10/1)
 Bệnh viêm não - màng não (3/1)
 U máu lành tính nhưng cũng gây biến chứng (27/12)
 Phòng ngừa nhiễm Rotavirus bằng vaccine (26/12)
 Bé kín thóp sớm hay muộn đều đáng lo (21/12)
 Tắc lệ đạo bẩm sinh (15/12)
 Trẻ em cũng loét dạ dày. (6/12)
 Cảnh giác với bệnh viêm phổi do phế cầu trùng (4/12)
 Dị dạng đường niệu - sinh dục: Những quan điểm sai lệch (18/11)
 Những chú ý khi cho bé ra ngoài chơi (16/11)
 Một bệnh lý ở trẻ và biện pháp chữa trị (13/11)
 Khi “chỗ ấy” của bé trai bị dị tật (13/11)
 Sự nguy hiểm của bệnh viêm não (22/10)
 Dị ứng thức ăn và cách phòng ngừa (12/10)
 Bệnh quai bị (26/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i