Sức khoẻ
Tin tức > Sức khoẻ
   Cảnh báo tình trạng xâm hại trẻ em trên môi trường mạng

 

Xâm hại trẻ em trên môi trường mạng không chỉ gây ra những tổn thương về thể xác mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần của trẻ.

 


Công an tỉnh Nghệ An tuyên truyền các biện pháp phòng chống xâm hại, bạo lực trẻ em.


Nhận diện các thủ đoạn xâm hại trẻ em


Trong thời đại công nghệ số, môi trường mạng đóng vai trò quan trọng trong quá trình học tập, giao lưu và giải trí của trẻ em. Tuy nhiên, đây cũng là nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ và hiểm họa cho sự phát triển toàn diện của trẻ em, đặc biệt là vấn nạn xâm hại trẻ em trên môi trường mạng.

 

Thời gian qua, mặc dù các ngành chức năng, nhà trường, phụ huynh triển khai nhiều biện pháp quản lý, giáo dục con em. Đồng thời, cơ quan công an cũng tập trung đấu tranh, xử lý nghiêm tội phạm xâm hại tình dục trẻ em nhưng tình trạng này vẫn còn diễn biến phức tạp.

 

Theo số liệu của Bộ Công an, năm 2023, cả nước xảy ra 2.498 vụ xâm hại trẻ em, tăng 9,2% về số vụ so với năm 2022, trong đó xâm hại tình dục trẻ em chiếm 82,2%.

 

Trong 8 tháng đầu năm 2024, trên toàn quốc điều tra, khởi tố 1.198 vụ với 1.419 bị can liên quan đến các hành vi xâm hại, bạo hành trẻ em; xử lý hành chính 48 vụ, 125 người. Trong đó, nhóm hành vi bạo hành trẻ em chiếm 12%, còn lại là xâm hại trẻ em.

 

Các địa phương có số vụ xâm hại, bạo hành xảy ra nhiều như: Hà Nội, Thái Bình, Hoà Bình, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Cần Thơ, Lâm Đồng...

 

Nhận diện tội phạm xâm hại và thủ đoạn của bọn tội phạm xâm hại trẻ em trên không gian mạng được tuyên truyền tới học sinh, phụ huynh thông qua tờ rơi.

 


Tại Nghệ An, trong năm 2023, xảy ra 24 vụ trẻ em bị xâm hại tình dục, 12 vụ bạo lực học đường trong nhà trường (giảm 57% số vụ) và 24 vụ bạo lực học đường ngoài nhà trường (tăng 41% số vụ).

 

Công an tỉnh Nghệ An cũng khởi tố nhiều vụ án liên quan đến các hành vi xâm hại trẻ em nhằm tạo sức răn đe. Qua các vụ việc xảy ra, có thể nhận diện một số thủ đoạn mà các đối tượng thường sử dụng không gian mạng.

 

Thủ đoạn phổ biến là thông qua các dịch vụ mạng xã hội, ứng dụng hẹn hò để kết bạn, làm quen, dụ dỗ trẻ em gặp gỡ để quan hệ, xâm hại tình dục.

 

Một số trường hợp còn đăng tải lên không gian mạng các hình ảnh, clip trẻ em bị xâm hại tình dục, bị bạo lực học đường xúc phạm danh dự, nhân phẩm của trẻ.

 

Đặc biệt, thời gian gần đây nổi lên thủ đoạn núp bóng tuyển dụng để hẹn gặp gỡ, lôi kéo, khống chế, cưỡng ép đưa trẻ em đến các khu lao động bất hợp pháp tại nước ngoài để bóc lột lao động, bóc lột tình dục.

 

Xâm hại trẻ em trên môi trường mạng không chỉ gây ra những tổn thương về thể xác mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần và tâm lý của trẻ.

 

Trẻ em bị xâm hại có thể mắc phải các rối loạn về cảm xúc, hành vi và nhận thức như lo âu, ám ảnh, tự ti, tự kỷ, tự tử hoặc bạo lực. Bên cạnh đó, ảnh hưởng đến sự học tập, giao tiếp và hòa nhập xã hội.

 

Tăng cường phòng chống xâm hại trẻ em


Để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, cần có sự phối hợp và đồng thuận của cả cộng đồng. Trong đó, cha mẹ cần xây dựng được mối quan hệ đồng hành với con, để con tin cậy và tìm kiếm sự hỗ trợ khi cần. Còn nhà trường tổ chức nhiều hoạt động nâng cao nhận thức và kỹ năng cho học sinh về cách phòng tránh và ứng phó với các nguy cơ trên mạng.

 

Từ đó, giúp trẻ em được giáo dục về quyền và trách nhiệm của mình khi sử dụng internet, biết tự bảo vệ bản thân và báo cáo cho người lớn khi gặp phải các tình huống nguy hiểm.

 

Trẻ em cần được hướng dẫn các kỹ năng cơ bản khi tham gia môi trường mạng. (Ảnh minh họa)


Liên quan tới vấn đề này, UBND tỉnh Nghệ An ban hành quy chế phối hợp để hỗ trợ, can thiệp, xử lý đối với các trường hợp trẻ em bị bạo lực, xâm hại trên địa bàn. Yêu cầu các cấp, ngành tăng cường vai trò trách nhiệm, tiếp tục tuyên truyền mạnh mẽ, phòng chống có hiệu quả các hành vi xâm phạm trẻ em trên không gian mạng.

 

Bên cạnh đó, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng về bảo vệ, hỗ trợ trẻ em tương tác sáng tạo lành mạnh trên môi trường mạng đến các trường học, lớp học, thôn, bản, tổ dân phố.

 

Giáo dục, vận động cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, gia đình thường xuyên quan tâm, đồng hành cùng trẻ trên môi trường mạng.

 

Tỉnh Nghệ An yêu cầu các cơ quan, trường học đổi mới cách thức, nội dung công tác truyền thông theo hướng gần gũi, sinh động để thu hút trẻ. Thông qua ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông, qua mạng internet và mạng xã hội.

 

Ngoài ra, các cơ quan, đơn vị triển khai các biện pháp hỗ trợ, can thiệp kịp thời đối với 100% trẻ em bị xâm hại trên môi trường mạng khi có yêu cầu từ bản thân trẻ em hoặc từ người thân, cộng đồng xã hội.

 

Theo  Giaoducthoidai

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Ca sởi TP HCM tăng kỷ lục trong một tuần (23/11)
 Búi giun hơn 100 con làm tắc ruột bé trai (4/11)
 Bé trai 7 tuổi ở Quảng Nam tử vong sau hơn 1 tháng bị chó cắn (4/11)
 Vụ 15 học sinh nhập viện ở Quảng Nam: Không phải do ngộ độc thực phẩm (31/10)
 TPHCM: Chưa đủ căn cứ xác định ngộ độc thực phẩm tại Trường THPT Lê Quý Đôn (31/10)
 Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh: Làm sao nâng cao tầm vóc Việt? (21/10)
 Số hóa hồ sơ sức khỏe học sinh (21/10)
 Bộ Y tế đề xuất GAVI tiếp tục hỗ trợ Việt Nam vaccine mới và vaccine tiêm chủng mở rộng (15/10)
 Xuất hiện ổ dịch bệnh thủy đậu tại trường mẫu giáo (15/10)
 Sự thật thông tin TPHCM xuất hiện "đợt bệnh hô hấp mới" (8/10)
 Tỷ lệ trẻ bị cận thị ngày càng tăng (8/10)
 Trẻ mắc sởi thường giảm miễn dịch lâu dài (23/9)
 TP HCM gấp rút hoàn tất chiến dịch tiêm vaccine sởi (23/9)
 TPHCM: Ưu tiên tiêm vaccine sởi cho trẻ ở khu vực thường xuyên có biến động dân cư (10/9)
 TP HCM khởi động chiến dịch tiêm vaccine sởi tại trường học (10/9)
 Trẻ dưới 5 tuổi có thể sử dụng sản phẩm điện tử bao lâu mỗi ngày để không gây hại? (5/9)
 TPHCM ghi nhận 21 ca bệnh sởi là học sinh mầm non, tiểu học (5/9)
 Lo ngại sởi, ho gà, tay chân miệng... tăng cao khi trẻ quay lại trường học (26/8)
 Cận thị tăng vì trẻ mải xem ti vi, điện thoại dịp hè (18/7)
 Học sinh bị xuất huyết tiêu hóa ngày càng tăng (18/7)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i