Sức khoẻ
   TP HCM khởi động chiến dịch tiêm vaccine sởi tại trường học
 

 

1.156 trẻ mầm non và tiểu học được tiêm vaccine phòng sởi trong ngày đầu tiên khởi động chiến dịch tiêm tại trường học ở TP HCM.


Ngày 8/9, đại diện Sở Y tế TP HCM cho biết tổ chức các điểm tiêm chủng tại trường học là giải pháp giúp đẩy nhanh tiến độ bao phủ vaccine phòng bệnh, từng được áp dụng cả nước. Gần một tuần trước, thành phố tổ chức tiêm tại các trạm y tế, xuyên kỳ nghỉ lễ.

 

Lần này, thành phố triển khai tiêm tại các trường học, bắt đầu từ ngày 7/9. Do là ngày thứ bảy, nhiều phụ huynh được nghỉ làm việc nên cũng đưa con đến tiêm. Chị Thu Hải, phụ huynh tại trường tiểu học Phạm Hữu Lầu, quận 8, cho biết bé đã tiêm mũi một lúc hai tuổi, nay cần tiêm mũi hai. "Tiêm chủng vào ngày nghỉ rất thuận tiện để đưa con đi", chị nói.

 

Bác sĩ khám sàng lọc trước tiêm cho trẻ ở trường học. Ảnh: Sở Y tế TP HCM


UBND TP HCM công bố dịch sởi từ chiều 27/8, trong bối cảnh số ca mắc tăng nhanh. Từ đầu năm đến nay, thành phố ghi nhận hơn 430 ca sởi, trong khi từ năm 2021 đến 2023 chỉ có một ca xét nghiệm dương tính. Tiêm vaccnie tăng miễn dịch cộng đồng là điều kiện then chốt để dập dịch.

 

Thành phố mua 300.000 liều vaccine sởi - rubella (MR) từ nguồn ngân sách, khởi động chiến dịch tiêm chủng từ ngày 31/8. Vaccine tiêm miễn phí cho trẻ 1-10 tuổi chưa tiêm đủ hai liều hoặc không rõ tiền sử, trẻ đến 16 tuổi thuộc nhóm nguy cơ cao, nhân viên y tế, người làm việc tại các cơ sở khám chữa bệnh có nguy cơ tiếp xúc người bệnh sởi hoặc chăm sóc trẻ thuộc nhóm nguy cơ cao.

 

Ngành y tế triển khai nhiều điểm tiêm nhằm tăng khả năng tiếp cận của người dân. Các địa phương "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng. Trẻ đi học, đang được nuôi dưỡng tại các cơ sở nuôi dưỡng, cơ sở bảo trợ xã hội, mái ấm, nhà mở... được tiêm lưu động tại chỗ. Trẻ không đi học và trẻ chưa được tiêm tại trường học thì đến trạm y tế. Trẻ thuộc nhóm nguy cơ cao, nhân viên y tế tiêm tại bệnh viện nơi điều trị, công tác.

 

Bệnh sởi lây truyền qua đường hô hấp do ho, hắt hơi, tiếp xúc gần với người bị nhiễm hoặc dịch tiết mũi họng... Bệnh có biểu hiện đặc trưng là sốt, viêm long đường hô hấp, viêm kết mạc và phát ban. Trẻ mắc bệnh được điều trị triệu chứng, đa phần tự khỏi. Tuy nhiên, một số nhóm như trẻ suy giảm miễn dịch, ung thư, bệnh mạn tính, tim bẩm sinh... nguy cơ diễn tiến nặng, có thể tử vong. Bệnh sởi cũng làm suy yếu sức đề kháng, khiến trẻ dễ mắc các bệnh khác.

 

Lê Phương (Vnexpress.net)

 

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Trẻ dưới 5 tuổi có thể sử dụng sản phẩm điện tử bao lâu mỗi ngày để không gây hại? (5/9)
 TPHCM ghi nhận 21 ca bệnh sởi là học sinh mầm non, tiểu học (5/9)
 Lo ngại sởi, ho gà, tay chân miệng... tăng cao khi trẻ quay lại trường học (26/8)
 Cận thị tăng vì trẻ mải xem ti vi, điện thoại dịp hè (18/7)
 Học sinh bị xuất huyết tiêu hóa ngày càng tăng (18/7)
 Viêm tai giữa - bệnh thường gặp khi trẻ đi bơi (15/7)
 Đây là mùa trẻ em dễ bị đuối nước, vì vậy hãy ghi nhớ những mẹo phòng chống đuối nước này nhé! (21/6)
 Nguy kịch sau khi chạm vào dây sạc điện thoại đang cắm (14/6)
 Vụ 2 bà cháu tử vong, 2 người nhập viện vì viêm màng não mô cầu: Bộ Y tế chỉ đạo khẩn (14/6)
 Hai trẻ bị đuối nước bể bơi khi theo bố mẹ đi nghỉ dưỡng ở Hạ Long (7/6)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i