Sức khoẻ
   Sự thật thông tin TPHCM xuất hiện "đợt bệnh hô hấp mới"
 

 

Đại diện Bệnh viện Nhi đồng 1 (TPHCM) đã lên tiếng trước thông tin phản ánh địa phương đang có đợt bệnh hô hấp mới, cũng như gửi lời khuyến cáo đến phụ huynh.


Sáng 7/10, một cơ quan báo chí đã đăng tải thông tin về việc khoảng một tuần nay, số trẻ mắc bệnh hô hấp vào Bệnh viện Nhi đồng 1 (TPHCM) tăng gần gấp đôi trước đó.

 

Bài báo trên dẫn lời lãnh đạo khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết TPHCM đang có đợt bệnh hô hấp mới. Trẻ nhiễm siêu vi hô hấp nặng sẽ có biến chứng như viêm phổi, viêm tiểu phế quản... phải nhập viện điều trị.

 

Trưa cùng ngày, phía Bệnh viện Nhi đồng 1 đã gửi thông cáo báo chí phản hồi nội dung trên.

 

Theo đó, từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm, Bệnh viện Nhi đồng 1 tiếp nhận và điều trị số lượng bệnh nhi hô hấp tăng cao so với các tháng khác trong năm. Nguyên nhân chủ yếu là do siêu vi thông thường, như Rhinovirus, virus hợp bào hô hấp (RSV), Adenovirus, Influenza virus...

 

Trong năm nay, Bệnh viện Nhi đồng 1 tiếp nhận số lượng bệnh nhân hô hấp tương đương cùng kỳ năm 2023 (viêm tiểu phế quản 129%, viêm phổi bằng 90,8% so với cùng kỳ năm ngoái). So sánh trong khoảng thời gian 2019-2024, số lượng bệnh nhân hô hấp của năm nay tương đương các năm trước đó.

 

 

Khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi đồng 1 (Ảnh: Hoàng Lê).

 

Vì vậy, Bệnh viện Nhi đồng 1 khẳng định, đây là không phải "đợt bệnh hô hấp mới", mà là đợt tăng bệnh hô hấp do các siêu vi thông thường theo mùa hàng năm.

 

Để giải quyết tình trạng quá tải, Bệnh viện Nhi đồng 1 chủ động thực hiện nhiều biện pháp khác nhau, như tăng cường một số phòng khám để tiếp nhận đầy đủ bệnh nhi tới khám.

 

Đơn vị cũng tăng cường điều trị theo dõi ngoại trú, mở rộng các khoa Hô hấp, Nội tổng quát 1, Nội tổng quát 2 để sẵn sàng tiếp nhận và điều trị các bệnh nhi hô hấp gia tăng trong thời gian sắp tới.

 

Bệnh viện khuyến cáo phụ huynh cần phát hiện sớm trẻ mắc bệnh viêm phổi để đưa trẻ đi khám bệnh kịp thời. Triệu chứng sớm của bệnh viêm phổi là trẻ có ho kèm thở nhanh hơn bình thường. Trong đó, triệu chứng thở nhanh xuất hiện rất sớm hơn dấu hiệu bác sĩ phải dùng ống nghe hay chụp X-quang phổi.

 

Các dấu hiệu viêm phổi nặng, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất bao gồm thở co lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, thở rên, bú kém hoặc không uống được, tím tái.

 

Đặc biệt, trẻ dưới 2 tháng tuổi, trẻ có bệnh lý bẩm sinh (như bệnh tim bẩm sinh, bệnh phổi bẩm sinh, các bệnh lý thần kinh cơ như bại não), suy dinh dưỡng nặng, suy giảm miễn dịch bẩm sinh, có bất thường về nhiễm sắc thể do hội chứng Down... có cơ địa mắc bệnh hô hấp nặng.

 

Theo Dantri.com.vn

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Tỷ lệ trẻ bị cận thị ngày càng tăng (8/10)
 Trẻ mắc sởi thường giảm miễn dịch lâu dài (23/9)
 TP HCM gấp rút hoàn tất chiến dịch tiêm vaccine sởi (23/9)
 TPHCM: Ưu tiên tiêm vaccine sởi cho trẻ ở khu vực thường xuyên có biến động dân cư (10/9)
 TP HCM khởi động chiến dịch tiêm vaccine sởi tại trường học (10/9)
 Trẻ dưới 5 tuổi có thể sử dụng sản phẩm điện tử bao lâu mỗi ngày để không gây hại? (5/9)
 TPHCM ghi nhận 21 ca bệnh sởi là học sinh mầm non, tiểu học (5/9)
 Lo ngại sởi, ho gà, tay chân miệng... tăng cao khi trẻ quay lại trường học (26/8)
 Cận thị tăng vì trẻ mải xem ti vi, điện thoại dịp hè (18/7)
 Học sinh bị xuất huyết tiêu hóa ngày càng tăng (18/7)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i