Sức khỏe và Phát triển
Tài liệu > Góc mẹ > Sức khỏe và Phát triển
   Khi nào trẻ táo bón cần đo áp lực hậu môn trực tràng?

 

Bé 9 tuổi bị táo bón kéo dài, không tự đại tiện, phải thụt tháo. Có cần đo áp lực hậu môn trực tràng cho bé không?


Phương pháp này ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ thế nào? (Minh Thảo, 35 tuổi, Đồng Nai)


Trả lời:

 

Táo bón là rối loạn đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ. Bác sĩ khám lâm sàng, xét nghiệm máu, chụp X-quang, đo áp lực hậu môn trực tràng, sinh thiết để tầm soát nguyên nhân gây táo bón.

 

Đo áp lực hậu môn trực tràng là một tập hợp các nghiệm pháp khác nhau để kiểm tra chức năng vùng hậu môn trực tràng như đánh giá hoạt động phối hợp giữa cơ thắt trong, cơ thắt ngoài và cơ vùng sàn chậu. Trong đó, đánh giá phản xạ ức chế cơ thắt trong dùng để tầm soát bệnh phình đại tràng bẩm sinh - dị tật do thiếu các tế bào thần kinh ruột ở phần cuối ruột của trẻ. Phương pháp này còn giúp đánh giá kết quả sau phẫu thuật vùng hậu môn trực tràng.

 

Trẻ đau bụng, táo bón kéo dài cần khám tại các cơ sở y tế uy tín để được tầm soát phình đại tràng bẩm sinh. Ảnh minh họa: Đình Lâm


Trường hợp con bạn bị táo bón kéo dài, không tự đại tiện, phải thụt tháo là những dấu hiệu gợi ý của phình đại tràng bẩm sinh, bác sĩ có thể sử dụng phương pháp này để tầm soát bệnh. Bệnh nhi sẽ nằm ngửa, đầu gối gập 90 độ. Bác sĩ đưa đầu đo áp lực vào hậu môn và thực hiện các nghiệm pháp khi nghỉ, ho, rặn... Từ đó, bác sĩ đánh giá chức năng khối cơ vùng sàn chậu, cảm giác của trực tràng.

 

Quá trình thực hiện có thể gây khó chịu cho trẻ do phải nằm yên, hiếm khi xảy ra biến chứng. Bệnh nhân không cần nhịn ăn, được bơm thuốc hoặc thụt tháo trước đo áp lực... Sau khi đo, trẻ có thể ăn uống bình thường, có kết quả trong ngày. Phương pháp này không áp dụng cho trẻ bị rối loạn đông máu, sốt, hạ thân nhiệt, suy hô hấp hay hẹp hậu môn.

 

Bệnh nhân sẽ được lên kế hoạch điều trị cá thể hóa phù hợp với tình trạng bệnh lý dựa trên kết quả đo.

 

Theo Vnexpress.net

BS.CKII Nguyễn Đỗ Trọng
Chuyên khoa Ngoại Nhi BV Tâm Anh

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Cách phòng bệnh mùa mưa bão cho trẻ (23/9)
 Triệu chứng sởi và sốt phát ban khác nhau thế nào (5/9)
 Cách bảo vệ trẻ khỏi ô nhiễm không khí (5/9)
 5 cách giúp trẻ nhanh hạ sốt (26/8)
 Viêm mô tế bào nghi do dính độc kiến ba khoang (26/8)
 Hội chứng lão hóa sớm ở trẻ (21/8)
 Lý do trẻ không nên dùng đồ uống chứa caffein (21/8)
 Phòng tránh bệnh bạch hầu ở trẻ nhỏ (7/8)
 Trẻ nhỏ bị tiêu chảy cha mẹ đừng tự ý điều trị (7/8)
 Phòng ngừa sâu răng ở trẻ (7/8)
 Tưởng đau bụng thông thường, bé gái 7 tuổi ngưng tim ngay khi nhập viện (18/7)
 Trẻ bị trầm cảm do “chìm đắm” trong điện thoại (18/7)
 6 cách đơn giản hỗ trợ sức khỏe tổng thể cho trẻ (15/7)
 Trẻ bị đau họng, sốt nóng-lạnh, cha mẹ tưởng đơn giản nhưng đây là một trong những biểu hiện của bệnh bạch hầu (15/7)
 Những quy tắc giữ an toàn khi trẻ về quê nghỉ hè, cha mẹ cần trang bị và thường xuyên nhắc nhở nhé! (4/7)
 Ngủ sấp giúp trẻ phát triển tốt nhưng có 4 tư thế ngủ này cha mẹ nhất định phải thay đổi cho con mình (4/7)
 Nhận diện dấu hiệu say nóng, say nắng ở trẻ (26/6)
 Lý do trẻ dễ bị say nắng hơn người lớn (26/6)
 Con gái 6 tuổi bị ngứa họng mãi không khỏi, khi biết nguyên nhân người mẹ tự trách mình (21/6)
 Trẻ chậm nói có đáng lo ngại? (21/6)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i