Sức khỏe và Phát triển
   5 cách giúp trẻ nhanh hạ sốt
 

 

Trẻ sốt cao dễ co giật, cha mẹ nên cho con mặc quần áo mỏng, chườm ấm, uống nhiều nước để nhanh hạ nhiệt.


Bác sĩ Thân Thị Thùy Linh, khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết sốt là phản ứng có lợi, giúp cơ thể chống nhiễm trùng bằng cách tăng khả năng sản xuất kháng thể. Tuy nhiên, trẻ sốt cao kéo dài dễ co giật, suy nhược.

 

Trẻ sốt nhẹ, sinh hoạt bình thường, phụ huynh không nên cho con uống thuốc hạ sốt ngay. Cha mẹ theo dõi thường xuyên thân nhiệt của bé, dùng cách tự nhiên giúp mau hạ sốt.

 

Bổ sung nước và điện giải

 

Cơ thể dễ mất nước và điện giải khi sốt. Trẻ nên uống oresol, nước dừa, nước hoa quả, nước canh. Chất điện giải có thành phần như natri clorid, natri citrat/bicarbonate, kali clorid, glucose khan giúp bé nhanh hạ nhiệt, bổ sung khoáng chất bị mất. Bé ăn thêm súp ấm bổ sung dinh dưỡng, khoáng chất thiết yếu, dễ tiêu hóa.

 

Cha mẹ có thể bổ sung chất điện giải, thường xuyên theo dõi nhiệt độ của con khi sốt Ảnh: Freepik


Giảm nhiệt độ điều hòa

 

Cha mẹ điều chỉnh nhiệt độ phòng mát hơn để cơ thể trẻ dễ điều hòa thân nhiệt, giảm sốt, cảm thấy thoải mái.

 

Dùng khăn ấm

 

Đắp khăn ấm lên trán, nách, bẹn, lòng bàn tay, bàn chân giúp cơ thể hạ nhiệt. Nhiệt độ nước chườm nên dưới nhiệt độ sốt của trẻ hai độ. Ví dụ trẻ sốt 38 độ C thì nước chườm phù hợp khoảng 36 độ C. Mẹ lau khô, thay lại quần áo cho con khi chườm xong.

 

Mặc quần áo mỏng thoáng

 

Phụ huynh cho bé mặc chất liệu vải cotton mỏng, thoáng, thấm mồ hôi, cởi bỏ nhiều lớp quần áo bên ngoài để dễ thoát nhiệt qua da.

 

Men vi sinh

 

Khi sốt, hệ thống miễn dịch làm việc chăm chỉ chống lại nhiễm trùng. Hệ tiêu hóa khỏe mạnh quyết định 80% hệ thống miễn dịch của trẻ. Để củng cố hệ vi sinh vật đường ruột, trẻ bổ sung lợi khuẩn mỗi ngày. Nên bổ sung men vi sinh nếu dùng thuốc kháng sinh nhằm hạn chế rối loạn tiêu hóa.

 

Bác sĩ Thùy Linh cho biết thêm phụ huynh đưa con nhập viện nếu sốt kéo dài vài ngày, sốt cao khó hạ, trẻ nhỏ hơn 3 tháng tuổi. Trẻ sốt kèm theo dấu hiệu như co giật, mệt mỏi, li bì, bỏ bú, bỏ ăn cũng cần khám sớm.

 

Không tự ý sử dụng aspirin cho trẻ bởi thuốc có tác dụng phụ như đau dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, hội chứng Reye. Reye là căn bệnh nghiêm trọng ảnh hưởng đến gan, não.

 

Tránh dùng khăn lạnh để lau hạ sốt do trẻ có thể bị run, tăng nhiệt độ. Không bôi cồn lên người vì có thể ngấm vào da hoặc hít phải, gây hôn mê.

 

Lục Bảo (Vnexpress.net)

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Viêm mô tế bào nghi do dính độc kiến ba khoang (26/8)
 Hội chứng lão hóa sớm ở trẻ (21/8)
 Lý do trẻ không nên dùng đồ uống chứa caffein (21/8)
 Phòng tránh bệnh bạch hầu ở trẻ nhỏ (7/8)
 Trẻ nhỏ bị tiêu chảy cha mẹ đừng tự ý điều trị (7/8)
 Phòng ngừa sâu răng ở trẻ (7/8)
 Tưởng đau bụng thông thường, bé gái 7 tuổi ngưng tim ngay khi nhập viện (18/7)
 Trẻ bị trầm cảm do “chìm đắm” trong điện thoại (18/7)
 6 cách đơn giản hỗ trợ sức khỏe tổng thể cho trẻ (15/7)
 Trẻ bị đau họng, sốt nóng-lạnh, cha mẹ tưởng đơn giản nhưng đây là một trong những biểu hiện của bệnh bạch hầu (15/7)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i