Có một số tư thế ngủ của trẻ không có lợi cho sự phát triển trí não, cha mẹ nên sớm sửa đổi cho con mình.
Trong cuộc sống, có một số cha mẹ thường không quá quan tâm tới tư thế ngủ của con, cho rằng cứ để con ngủ thuận theo tự nhiên là tốt nhất. Tuy nhiên, tư thế ngủ có liên quan mật thiết đến sự phát triển của não bộ, nếu không có tư thế ngủ thích hợp sẽ dễ dẫn đến tình trạng chậm phát triển trí não và ảnh hưởng tới ngoại hình của trẻ.
Một số nghiên cứu đã cho thấy mối liên hệ rất lớn giữa giáo dục trí tuệ của trẻ và tư thế ngủ, đặc biệt là những trẻ nằm sấp khi ngủ. Ngoài ra, có một số tư thế ngủ khác khuyến cáo cha mẹ nên sớm sửa đổi cho con mình vì nó có thể ảnh hưởng xấu tới trẻ.
1. Nằm sấp khi ngủ
Khi trẻ nằm trong bụng mẹ, thai nhi cuộn tròn quay lưng ra ngoài. Thực chất, đây cũng là cách tự bảo vệ của em bé. Vì vậy, đối với trẻ nhỏ, việc nằm sấp sẽ mang lại cho trẻ cảm giác an toàn và thoải mái hơn.
Ngoài ra, cách ngủ này khiến trẻ khó bị đánh thức, trẻ ngủ sâu giấc hơn, có lợi cho sự phát triển của trẻ. Ngủ sấp cũng có thể rèn luyện sự phát triển của các chi, lưng, ngực và cổ, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của cơ bắp của trẻ.
Nằm sấp khi ngủ có một số lợi ích nhất định với trẻ nhỏ.
2. Ngủ há miệng
Ngủ há miệng sẽ ảnh hưởng đến khí quản và thậm chí cả phổi của trẻ. Thói quen ngủ này dễ khiến trẻ hít phải bụi, không khí lạnh cũng dễ dàng tràn vào cơ thể, gây kích ứng phổi.
Đặc biệt, ngủ há miệng còn khiến cho răng mọc không đều và mắc một số bệnh như nghẹt mũi, viêm amiđan.
Nếu nhận thấy con mình có thói quen ngủ như thế này, cha mẹ nên điều chỉnh cho con ngay.
3. Ngủ trùm đầu
Khi trẻ trùm chăn quá kín, lượng oxy trong không khí xung quanh bị hạn chế, có thể dẫn đến tình trạng thiếu oxy, ảnh hưởng đến quá trình hô hấp và phát triển của trẻ.
Việc trùm chăn kín đầu sẽ khiến nhiệt độ cơ thể trẻ tăng cao, có thể gây đổ mồ hôi, khó thở và ngủ không ngon.
Trong một số trường hợp, trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ trùm chăn kín đầu có thể dẫn đến nguy cơ đột tử do thiếu oxy.
Việc tiếp xúc với không khí ẩm ướt và thiếu hụt oxy có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp hoặc các bệnh nhiễm trùng khác.
Vì vậy, tốt nhất nên hạn chế trẻ trùm chăn kín đầu khi ngủ để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho trẻ. Thay vào đó, nên để trẻ ngủ với phần đầu và mặt hở ra ngoài, đảm bảo không khí lưu thông tốt.
4. Ngủ gác tay
Một số trẻ thích đặt bàn tay lên gối khi ngủ. Thực tế, cách ngủ này trông có vẻ dễ thương nhưng sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu của trẻ. Sau một thời gian, cánh tay sẽ bị tê, gây bất lợi cho sự phát triển xương của trẻ.
5. Tư thế ngủ cố định
Nếu trẻ nằm cố định trong thời gian dài sẽ dễ bị dị tật về xương mặt, ví dụ như nằm nghiêng bên trái trong thời gian dài sẽ khiến gò má trái và phải không cân đối.
Trẻ nằm trong một tư thế cố định, đặc biệt là trong những giai đoạn phát triển quan trọng, có thể dẫn đến biến dạng xương và sự phát triển không đối xứng của các khớp.
Tư thế ngủ cố định sẽ hạn chế sự vận động tự nhiên của trẻ, ảnh hưởng đến sự phát triển cơ bắp và khả năng cử động.
Một số tư thế ngủ như nằm sấp hoặc mặt úp, có thể gây khó khăn trong việc thở, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Để tránh các vấn đề này, tốt nhất cha mẹ là nên khuyến khích trẻ thay đổi tư thế ngủ thường xuyên, đồng thời chú ý đến sự thoải mái và an toàn của trẻ khi ngủ. Việc thay đổi tư thế sẽ giúp trẻ phát triển tốt hơn các cơ bắp, khớp và hệ hô hấp.
Tóm lại, đối với trẻ nhỏ, ngủ sấp sẽ tốt hơn, nhưng nếu trẻ bị đầy hơi bệnh lý thì việc nằm sấp là không thích hợp. Các bà mẹ phải theo hoàn cảnh cụ thể của con mình để điều chỉnh tư thế ngủ cho phù hợp.
Theo Phụ nữ số