Chăm sóc trẻ
Tài liệu > Góc mẹ > Chăm sóc trẻ
   Não trẻ được sửa chữa thế nào trong giấc ngủ?


Ở người trên hai tuổi, giấc ngủ giúp phục hồi não bộ bằng cách sửa chữa các tổn thương và dọn những mảnh vụn gây hại não.

 

Một nhóm các nhà khoa học Đại học Calofornia, ở Los Angles (UCLA) Mỹ tìm hiểu vai trò của giấc ngủ và tìm thấy sự thay đổi đáng kể mục đích giấc ngủ ở trẻ 2 tuổi rưỡi. Kết quả được báo cáo ngày 18/9 trên tạp chí Science Advances.

Trước 2 tuổi, bộ não phát triển rất nhanh. Trong giấc ngủ REM, bộ não trẻ xây dựng và củng cố các synape, là điểm nối giữa các sợi thần kinh. REM là viết tắt của Rapid eye movement được hiểu là giấc ngủ có sự chuyển động mắt nhanh, giai đoạn đang đi vào giấc mơ.

Tác giả nghiên cứu Gina Poe, giáo sư Sinh lý học tại UCLA, người đã nghiên cứu về giấc ngủ hơn 30 năm cho biết: "Đừng đánh thức trẻ thức dậy trong giấc ngủ REM, công việc quan trọng đang được thực hiện trong não khi trẻ ngủ".

Sau khoảng 2 năm rưỡi, mục đích chính của giấc ngủ chuyển từ xây dựng não bộ sang duy trì và sửa chữa, sau đó duy trì trong suốt cuộc đời. Các nhà nghiên cứu cho biết, vai trò giấc ngủ được chuyển đổi tương ứng với phát triển não bộ.

 


Bộ não vẫn thức khi chúng ta ngủ, não bộ bắt đầu dọn dẹp và hồi phục chức năng từ lúc khoảng 2 tuổi rưỡi. Ảnh: Reuters

Tất cả các loài động vật đều có một số tổn thương thần kinh và có thể tích tụ gây ra bệnh não. Các mảnh tổn thương là các gene và protein bị hư trong dây thần kinh. Giấc ngủ giúp sửa chữa tổn thương này và dọn sạch các mảnh vụn gây hại hệ thần kinh.

Theo tác giả Van Savage, giáo sư sinh thái học, sinh học tiến hóa và y học máy tính tại UCLA, cho biết hầu hết tất cả quá trình sửa chữa não xảy ra trong khi ngủ. Ông ngạc nhiên vì sự thay đổi lớn diễn ra trong quãng thời gian ngắn và khi trẻ rất nhỏ.

Nhóm nghiên cứu gồm các nhà khoa học thần kinh, nhà sinh học, nhà toán học thống kê, đã phân tích toàn diện nhất về giấc ngủ cho đến nay. Dữ liệu từ hơn 60 nghiên cứu về giấc ngủ ở người và động vật có vú được khai thác. Bao gồm tổng thời gian ngủ, thời gian giấc ngủ REM, kích thước não và kích thước cơ thể, đồng thời xây dựng một mô hình toán học để tìm ra sự thay đổi giấc ngủ trong suốt quá trình phát triển.

Dữ liệu chỉ ra giấc ngủ REM các loài đều giảm đáng kể, khi chúng phát triển tương đương với con người lúc 2 tuổi rưỡi. Thời gian dành cho giấc ngủ REM trước và sau thời điểm đó gần như giống nhau, ở thỏ, chuột, lợn hay người.

Các nhà khoa học phát hiện giấc ngủ REM giảm khi kích thước não phát triển. Trẻ sơ sinh dành khoảng 50% cho giấc ngủ REM trong tổng thời gian ngủ, 10 tuổi giấc ngủ REM giảm xuống còn khoảng 25%, và tiếp tục giảm dần theo độ tuổi. Người lớn trên 50 tuổi chỉ dành khoảng 15% thời gian giai đoạn REM. Poe cho biết sự sụt giảm đáng kể trong giấc ngủ REM ở 2 tuổi rưỡi cho thấy sự thay đổi lớn trong chức năng của giấc ngủ ở trẻ.

Poe cho biết: "Trong khi chúng ta ngủ, bộ não của chúng ta không nghỉ ngơi". Thiếu ngủ mãn tính kéo theo các vấn đề sức khỏe như mất trí nhớ, rối loạn nhận thức, tiểu đường và béo phì.

Theo giáo sư Poe, người lớn ngủ đủ 7 tiếng rưỡi mỗi đêm là bình thường, thời gian nằm thức không được tính. Trẻ em cần ngủ nhiều hơn, trẻ sơ sinh cần nhiều hơn nữa và gần gấp đôi so với người lớn. Người trưởng thành có 5 chu kỳ REM trong suốt một đêm ngủ và có một vài giấc mơ trong mỗi chu kỳ.

"Khi bạn bắt đầu cảm thấy mệt mỏi, đừng cố chống lại, hãy đi ngủ. Tôi đã thức cả đêm khi học đại học, và bây giờ nhận ra đó là một sai lầm", Savage chia sẻ.

Poe nói một giấc ngủ ngon là liều thuốc tuyệt vời và hoàn toàn miễn phí.

 

Nguồn VNE

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Sự khác biệt quá lớn giữa trẻ ngủ trưa và không ngủ trưa mà cha mẹ không biết (12/9)
 Con lùn nhất lớp, đi khám bác sĩ mắng té tát “Đừng đánh thức trẻ trước giờ này buổi sáng” (12/9)
 Hôm nay mẹ nhớ đón con sớm: Trẻ được đón sớm và muộn, 10 năm sau khác biệt rõ rệt (12/9)
 3 thói quen cha mẹ mắc phải vô tình ảnh hưởng tới con, có khi tác động xấu tới cả tương lai của đứa trẻ (7/9)
 Trẻ em Nhật kém hạnh phúc (7/9)
 Tại sao không nên cho trẻ dưới một tuổi ăn mật ong? (7/9)
 Trẻ uống sữa trước hay ăn sáng trước mới tốt, thứ tự này bố mẹ tuyệt đối đừng nhầm lẫn (7/9)
 20 cách trị trẻ biếng ăn (1/9)
 Con tự nhiên kêu đau chân, nhất là vào buổi tối, mẹ tưởng con nói dối nhưng có thể bé đang gặp hiện tượng này (1/9)
 Có một thứ thức uống rất tốt, chỉ xếp sau sữa mẹ nhưng hầu hết trẻ lại không uống đủ lượng cần thiết mỗi ngày (1/9)
 4 điều cân nhắc trước khi đăng ảnh con lên mạng xã hội (22/8)
 Trẻ mọc răng sớm có dấu hiệu và triệu chứng gì? (22/8)
 Chuyên gia dinh dưỡng chỉ rõ 10 sai lầm khi cho con ăn rất nhiều mẹ mắc phải, cần từ bỏ ngay kẻo ảnh hưởng đến sức khỏe của bé (18/8)
 Cảnh báo hóc dị vật do ăn hoa quả ở trẻ (18/8)
 Đừng nói 'Là con trai không được khóc' (11/8)
 10 cách đơn giản nuôi lớn 1 đứa trẻ thông minh cha mẹ có thể làm hàng ngày nhưng không phải ai cũng nhớ (11/8)
 Thức ăn nhanh, “kẻ thù” thầm lặng (3/8)
 Dinh dưỡng chuyên biệt cho trẻ: Năng lượng cho thì tương lai (3/8)
 Sự thật thú vị về những đứa con giữa: Không hề nhạt nhòa như nhiều người vẫn nghĩ (1/8)
 Bảy câu nói thay thế 'con đừng khóc nữa' (30/7)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i