Chăm sóc trẻ
   Có một thứ thức uống rất tốt, chỉ xếp sau sữa mẹ nhưng hầu hết trẻ lại không uống đủ lượng cần thiết mỗi ngày
 

 

Phần lớn phụ huynh chỉ coi trọng việc cho con uống sữa với suy nghĩ sữa giúp trẻ cao lớn, thông minh nhưng lại lơ là trong việc thúc giục trẻ uống đủ thứ đồ uống quan trọng này.

 

"Nước là thức uống tốt nhất, chỉ sau sữa mẹ", khái niệm này không mới nhưng có một thực tế là đến 20% trẻ em Mỹ không uống giọt nước nào mà chỉ uống các thức uống có ga như nước ngọt mỗi ngày.

Trẻ em ngày nay có khuynh hướng thích ăn thức ăn nhanh hay các thực phẩm không lành mạnh như bim bim, đặc biệt thích uống nước ngọt hơn cả uống nước. Nhóm GS Rosinger, ĐH Bang Pennsylvania, Mỹ đã làm một nghiên cứu quy mô lớn trên 8000 trẻ từ 2-19 tuổi để so sánh nước và nước ngọt. Kết quả cho thấy: các bé không uống nước hoặc uống nước không đầy đủ có xu hướng uống nhiều nước ngọt hơn và các bé này hiển nhiên nhận thêm năng lượng dư thừa từ loại nước có đường này. Điều này thật sự không tốt cho phát triển của trẻ nhỏ thậm chí còn liên quan đến 1 số bệnh nguy hiểm như đái tháo đường, tim mạch và béo phì về sau cho trẻ.

Điều đáng lo lắng hơn là xu hướng này trong giới trẻ đang lớn dần và trở thành nỗi lo lắng mới cho chúng ta.

Làm sao để trẻ uống đủ nước mỗi ngày?


1. Đảm bảo nguồn nước sạch và an toàn cho gia đình

Có một số nguồn nước có thể đảm bảo để uống hằng ngày như:

- Nước máy được đun sôi để nguội. Tuy nhiên, nó chỉ diệt được phần lớn vi khuẩn, nhưng nếu nguồn nước khu vực không đảm bảo, đặc biệt chứa nhiều kim loại nặng, thì đun sôi không giải quyết được. Lưu ý nước đun sôi để nguội chỉ nên đun 1 lượng vừa đủ và uống trong 2 ngày vì lâu hơn lượng vi khuẩn có thể xâm nhập trở lại.

 


Một số nghiên cứu cho thấy phần lớn trẻ không uống đủ lượng nước trẻ cần mỗi ngày (Ảnh minh họa).

 

- Sử dụng nước đong chai/ đóng bình uy tín đạt chuẩn. Cần phải đảm bảo đúng quy chuẩn QCVN6-1: 2010/BYT. Nước đóng chai cũng giống như nước đun sôi để nguội, nó cần dùng trong 2 ngày sau khi mở nắp. Riêng pha sữa cho trẻ dưới 6 tháng tuổi không nên dùng nước khoáng đóng chai.

- Sử dụng máy lọc nước dạng hộ gia đình. Đây là dạng được cho là tiên lợi và an toàn vì nguồn nước được lọc và chảy liên tục, an toàn có thể uống trực tiếp.

2. Xây dựng thói quen uống đủ nước cho trẻ

Trẻ con thường không thích uống nước. Bên cạnh đó, cha mẹ chúng cũng thường ít quan tâm và nghĩ rằng trẻ khát thì sẽ tự uống. Nhưng, một số nghiên cứu cho thấy phần lớn trẻ không uống đủ lượng nước trẻ cần mỗi ngày. Điều này có thể ảnh hưởng đến hoạt động điện giải của cơ thể trẻ, thậm chí gây giảm tăng trưởng và các vấn đề sức khỏe khác như táo bón. Đây là một số gợi ý cho cha mẹ giúp trẻ xây dựng thói quen uống nước lành mạnh mỗi ngày.

- Đợi trẻ khát rồi mới uống là đã trễ vì lúc này cơ thể trẻ đã thiếu nước. Cách tốt hơn là quan sát màu nước tiểu của trẻ để nhận ra trẻ đang thiếu nước. Các bé từ 3 tuổi có thể sẽ thích được nói cho biết về điều này. Đây là cách mà cha mẹ có thể trò chuyện với bé như là một cách vui để bé nhớ khi nào cần uống nước.

 


- Trẻ con cần sự tiện lợi. Do đó, bạn luôn đảm bảo có sẵn những chai nước trong tủ lạnh để trẻ dễ dàng lấy uống. Sử dụng các chai, ca đựng có hình thù dễ thương và dung tích nhỏ để trẻ dễ cầm uống khi vui chơi hoặc đến lớp.


- Cha mẹ có thói quen uống nước sẽ giúp trẻ cũng có thói quen này. Hơn nữa, việc cha mẹ thường xuyên nói về giá trị và vai trò của nước trong các câu chuyện cũng làm trẻ hiểu và thích uống nước hơn.

- Biến nước đồ uống hấp dẫn hơn bằng cách ngâm 1 số trái cây vào trong nước như dứa và lá bạc hà, vài lát táo, vài lát cam và lá húng tây. Điều này có thể kích thích trẻ thích uống nước.

Làm gì khi trẻ thích uống nước ngọt hơn nước?
Tốt nhất là cha mẹ không nên giới thiệu nước ngọt cho trẻ dưới 3 tuổi. Các loại nước ngọt cần tránh cho trẻ sử dụng bao gồm cả nước ngọt có ga hay không có ga, nước tăng lực hay nước ép trái cây đóng chai. Theo GS.Birch ĐH Bang Pennsylvania, Mỹ, việc không giới thiệu các loại thực phẩm chứa đường này trước 3 tuổi sẽ giúp hành vi ăn uống của trẻ ở giai đoạn sau có chiều hướng tốt và ít bị "nghiện" các thức uống không lành mạnh này.

Nếu trẻ thích uống nước ngọt sau 3 tuổi, bạn tốt nhất là thiết lập giới hạn hơn là cấm đoán hoàn toàn. Thiết lập giới hạn như chỉ dùng nước ngọt khi nào. Ví dụ khi gia đình có tiệc và tụ họp đông người, khi sinh nhật... Điều này có nghĩa rằng trẻ không được tự ý dùng khi không được sự cho phép của bố mẹ.

Tiêu chí chọn máy lọc nước cho gia đình, bố mẹ có thể tham khảo:

- Đầu tiên, máy phải đáp ứng đúng tiêu chuẩn uống trực tiếp theo quy trình của WHO. Tại Việt Nam, quy chuẩn này được gọi là QCVN6-1: 2010/BYT và được quản lý bởi Viện sức khoẻ nghề nghiệp và môi trường - Bộ Y Tế. Đây cũng là quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai. Nước đạt quy chuẩn này có thể uống trực tiếp, sử dụng để pha chế, nấu nướng...

- Lựa chọn máy lọc nước của những thương hiệu uy tín, chuyên sâu vì những hãng này có thể làm chủ được công nghệ sản xuất, sở hữu nhà máy, trang thiết bị hiện đại, đội ngũ R&D chuyên nghiệp để tạo ra những sản phẩm máy lọc nước có độ bền cao, mẫu mã phù hợp với từng nhu cầu sử dụng.

- Chế độ bảo hành tốt: máy lọc nước đòi hỏi tính an toàn cao trong cả quá trình sử dụng Chính vì thế, người tiêu dùng nên xem xét kỹ yếu tố dịch vụ và bảo hành khi chọn mua sản phẩm. Hiện nay đa phần các hãng máy lọc nước sẽ có thời gian bảo hành 12-24 tháng. Đặc biệt, còn có những hãng tự tin với chất lượng sản phẩm và cam kết bảo hành lên đến 36 tháng.

- Sau đó, có thể xem xét đến những dòng máy có ứng dụng công nghệ thông minh đi kèm như công nghệ lõi lọc SMAX giúp tăng gấp đôi công suất, gấp đôi tuổi thọ lõi lọc. Nhờ vậy tiết kiệm được kha khá chi phí sử dụng. Ngoài ra, có dòng máy còn có thể ứng dụng công nghệ AioTec - internet vạn vật IoT, bạn có thể biết các chỉ số về độ sạch của nước bạn đang uống, chất lượng máy và lõi lọc qua điện thoại có nối internet một cách dễ dàng.

Vài nét về tác giả:

Bác sĩ Anh Nguyễn hiện đang công tác tại ĐH Worcester-Anh, là thành viên của Hiệp Hội Dinh Dưỡng Lâm Sàng Anh (The British Association for Applied Nutrition and Nutritional Therapy). Bác sĩ có nhiều bài viết tư vấn về việc chăm sóc sức khỏe cho Mẹ&bé trên trang cá nhân, cũng là đồng tác giả của cuốn sách "Làm mẹ không áp lực".


Theo Pháp luật và bạn đọc

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 4 điều cân nhắc trước khi đăng ảnh con lên mạng xã hội (22/8)
 Trẻ mọc răng sớm có dấu hiệu và triệu chứng gì? (22/8)
 Chuyên gia dinh dưỡng chỉ rõ 10 sai lầm khi cho con ăn rất nhiều mẹ mắc phải, cần từ bỏ ngay kẻo ảnh hưởng đến sức khỏe của bé (18/8)
 Cảnh báo hóc dị vật do ăn hoa quả ở trẻ (18/8)
 Đừng nói 'Là con trai không được khóc' (11/8)
 10 cách đơn giản nuôi lớn 1 đứa trẻ thông minh cha mẹ có thể làm hàng ngày nhưng không phải ai cũng nhớ (11/8)
 Thức ăn nhanh, “kẻ thù” thầm lặng (3/8)
 Dinh dưỡng chuyên biệt cho trẻ: Năng lượng cho thì tương lai (3/8)
 Sự thật thú vị về những đứa con giữa: Không hề nhạt nhòa như nhiều người vẫn nghĩ (1/8)
 Bảy câu nói thay thế 'con đừng khóc nữa' (30/7)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i