Thứ tự sinh thực sự có ảnh hưởng đến tính cách của mỗi đứa trẻ và thực tế đã chứng minh rằng con giữa thường là những đứa trẻ rất đặc biệt và thú vị.
Nhiều người thường nghĩ rằng những đứa con giữa thường mờ nhạt, thiệt thòi và không có gì nổi bật bởi con giữa không được chào đón mong chờ như con đầu, lại cũng không được cưng chiều như con út.
Tuy nhiên, mọi người không biết được rằng thực tế đã chứng minh một điều khác, rằng con giữa là những đứa trẻ rất đặc biệt và thú vị.
Con giữa không được chào đón mong chờ như con đầu, lại cũng không được cưng chiều như con út (Ảnh minh họa).
Thứ tự sinh định hình tính cách và vai trò của từng đứa trẻ trong một gia đình
Mặc dù những đứa trẻ đều lớn lên trong cùng một gia đình và môi trường nhưng chúng lại có những tính cách thực sự khác nhau. Nghe thì có vẻ kỳ lạ nhưng một nhà trị liệu tâm lý người Áo có tên Alfred Adler đã giải thích cho điều này. Trẻ trong cùng một nhà thường phải khiến bản thân khác biệt với anh chị em của mình để giành được sự chú ý của bố mẹ, vì vậy chúng bám vào một vai trò nhất định và do đó, có những đặc điểm tính cách riêng.
Con cả là đứa trẻ duy nhất mà khi ra đời nhận được sự quan tâm trọn vẹn của bố mẹ nhưng đó cũng có thể là yếu tố khiến chúng mang nhiều kỳ vọng của bố mẹ nhất. Vì vậy, những đứa con cả thường rất chăm chỉ, vâng lời và có trách nhiệm nhất.
Thứ tự sinh định hình tính cách và vai trò của từng đứa trẻ trong một gia đình (Ảnh minh họa).
Không giống như những đứa trẻ lớn nhất, những đứa trẻ được sinh sau thường không coi bố mẹ là hình mẫu và có xu hướng trẻ con hơn. Vai trò của em út được quyết định bởi quyền được sinh ra sau cùng và những đứa trẻ này thường nhận được hầu hết sự chú ý và quan tâm của bố mẹ. Hơn nữa, bố mẹ cũng có xu hướng dễ tính hơn với những đứa trẻ nhỏ nhất và chúng cũng thường nhận được bất cứ thứ gì chúng muốn. Điều đó dẫn đến việc em út là người hướng ngoại nhưng cũng rất sáng tạo, thoải mái, và đôi khi hơi hư hỏng.
Những đứa con giữa có tư tưởng rộng mở và phóng khoáng hơn so với con đầu, con út
Những đứa con giữa không có được sự mong chờ của bố mẹ như con đầu, cũng không nhận được nhiều quan tâm chăm sóc như con út và có thể cảm thấy bị bỏ quên. Việc ít được bố mẹ quan tâm hơn thường dẫn đến tình trạng con giữa kém tự tin hơn và cảm giác xa cách với gia đình hơn những anh chị em mình nhưng lại tự lập hơn.
Khác với những đứa con đầu thích vâng lời và làm theo nguyên tắc hơn, những đứa con giữa dũng cảm và có xu hướng thích trải nghiệm và thử những điều mới mẻ hơn. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng con giữa còn có tư tưởng rộng mở và phóng khoáng hơn con đầu và con út.
Do không có mối quan hệ gần gũi và thân thiết nhất với bố mẹ nên những đứa con giữa có xu hướng tìm kiếm những mối quan hệ thân thiết bên ngoài. Phải đứng giữa anh/chị đầu thích lãnh đạo và em út nghịch ngợm, con giữa học được khả năng có thể hòa đồng với những kiểu người khác nhau và trở thành những nhà đàm phán tuyệt vời. Vì thế nên đứa con giữa thường đóng vai trò là hòa giải viên tích cực, giúp giải quyết các mâu thuẫn trong gia đình. Kỹ năng đàm phán và hòa giải là một trong những kỹ năng hết sức cần thiết, giúp trẻ trở nên thành công và được yêu mến trong đời sống xã hội sau này.
"Mẹ ơi tối nay ngủ cùng con nhé, chỉ lần này thôi" - câu nói xót lòng chỉ có những bà mẹ mới sinh con thứ 2 mới thấm thía
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Tâm lý di truyền Hoa Kì cũng cho thấy những đứ con giữa làm tốt hơn trong các hoạt động hội nhóm so với con đầu và con út. Nhà nghiên cứu Katrin Schumann chỉ rõ "những đứa con giữa có khả năng có "cuộc sống xã hội mạnh mẽ và sự nghiệp hưng thịnh" hơn".
Tuy nhiên, lý thuyết về thứ tự sinh của Adler không chỉ thu hút được nhiều sự quan tâm và thu hút được nhiều người theo dõi mà còn bị chỉ trích mạnh mẽ. Các nhà nghiên cứu nói rằng có quá nhiều yếu tố khác có thể đóng góp cho sự khác biệt trong tính cách như giới tính của những đứa trẻ và khoảng cách tuổi tác của chúng. Đây có thể là một góc nhìn thú vị để các bố mẹ tham khảo mà thôi.
Nguồn Afamily