Chăm sóc trẻ
   Trẻ em Nhật kém hạnh phúc
 


Theo nghiên cứu của UNICEF, trẻ em Nhật đứng đầu về điều kiện sống nhưng lại có sức khỏe tâm lý gần như kém nhất trong số 38 quốc gia phát triển và mới nổi.

 


Nguyên nhân được cho là trẻ em nước này không cảm thấy hài lòng về cuộc sống, có tỷ lệ tự tử cao, vấn nạn bắt nạt học đường hay quan hệ với các thành viên trong gia đình không vui vẻ. Trong số 38 quốc gia tham gia khảo sát thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và Liên minh châu Âu, chỉ có trẻ em New Zealand có sức khỏe tâm lý tệ hơn trẻ em Nhật.

Học sinh một trường tiểu học ở Ogaki, tỉnh Gifu đến trường hôm 17/8. Ảnh: Kyodo News.
Học sinh một trường tiểu học ở Ogaki, tỉnh Gifu đến trường hôm 17/8. Ảnh: Kyodo News.

Nghiên cứu của Liên Hợp Quốc đánh giá trên 3 tiêu chí: sức khỏe tâm lý, sức khỏe thể chất và các kĩ năng học tập và xã hội. Số liệu thu thập trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát.

Ở Nhật Bản từ năm 2013 tới 2015, trung bình cứ 100.000 thanh thiếu niên từ 15-19 tuổi thì có 7,5 ca tự tử. Đứng thứ hai về tỷ lệ tự tử, sau Nhật Bản là New Zealand.

Xét về các kĩ năng học tập và xã hội, Nhật Bản đứng thứ 27. Mặc dù trẻ em Nhật đứng thứ 5 về kĩ năng đọc và làm toán, các em lại đứng cuối bảng về sự tự tin khi kết bạn. Chỉ 69% số học sinh Nhật Bản ở tuổi 15 cho biết các em cảm thấy có thể dễ dàng kết bạn.

Chuyên gia về giáo dục Nhật Bản Naoki Ogi cho rằng trường học ở Nhật Bản là "địa ngục của tình trạng bắt nạt" đồng thời tình trạng cạnh tranh quá gay gắt để được học tại các trường danh tiếng cũng gây ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý của trẻ em nước này. "Điều đó khiến trẻ em Nhật không tránh khỏi tình trạng thiếu tự tin và ít có cảm giác hạnh phúc", ông nói.

Báo cáo của UNICEF nhận định rằng cuộc khủng hoảng do đại dịch sẽ làm gia tăng các thách thức đối với trẻ em. "Một cuộc khủng hoảng về sức khỏe sẽ dẫn tới khủng hoảng về mọi khía cạnh kinh tế và xã hội. Trẻ em sẽ không chịu ảnh hưởng trực tiếp về mặt sức khỏe do đại dịch. Tuy nhiên, như chúng ta rút ra kết luận từ các cuộc khủng hoảng trước, trẻ em sẽ là đối tượng chịu các tác động tiêu cực mang tính lâu dài".

Nguồn VNE

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Tại sao không nên cho trẻ dưới một tuổi ăn mật ong? (7/9)
 Trẻ uống sữa trước hay ăn sáng trước mới tốt, thứ tự này bố mẹ tuyệt đối đừng nhầm lẫn (7/9)
 20 cách trị trẻ biếng ăn (1/9)
 Con tự nhiên kêu đau chân, nhất là vào buổi tối, mẹ tưởng con nói dối nhưng có thể bé đang gặp hiện tượng này (1/9)
 Có một thứ thức uống rất tốt, chỉ xếp sau sữa mẹ nhưng hầu hết trẻ lại không uống đủ lượng cần thiết mỗi ngày (1/9)
 4 điều cân nhắc trước khi đăng ảnh con lên mạng xã hội (22/8)
 Trẻ mọc răng sớm có dấu hiệu và triệu chứng gì? (22/8)
 Chuyên gia dinh dưỡng chỉ rõ 10 sai lầm khi cho con ăn rất nhiều mẹ mắc phải, cần từ bỏ ngay kẻo ảnh hưởng đến sức khỏe của bé (18/8)
 Cảnh báo hóc dị vật do ăn hoa quả ở trẻ (18/8)
 Đừng nói 'Là con trai không được khóc' (11/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i