Nhầm lẫn là tốn sữa tốn cơm mà không hấp thu hiệu quả.
Bữa sáng cho trẻ là một trong những vấn đề mà các bà mẹ quan tâm rất nhiều bởi xét cho cùng nó liên quan đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Ai cũng hiểu, với trẻ sơ sinh, sữa mẹ hoặc sữa công thức là thức ăn chủ yếu. Nhưng khi bé lớn hơn một chút, đến giai đoạn ăn dặm, trẻ sẽ phải bắt đầu làm quen với nhiều loại thức ăn. Đó cũng là lúc các bà mẹ phải quan tâm tới việc cho trẻ ăn gì, ăn như thế nào để tốt cho sức khỏe.
Không phải bà mẹ nào cũng có đủ kiến thức để hiểu nên cho trẻ ăn như thế nào cho khoa học. Đơn giản như bữa sáng, sau khi trẻ thức dậy, việc cho trẻ uống sữa trước hay ăn cháo, bột trước cũng là điều khiến mọi người phải đau đầu. Điều này có những quy tắc mà các bà mẹ không nên nhầm lẫn.
Sau khi trẻ thức dậy, việc cho trẻ uống sữa trước hay ăn cháo, bột trước cũng là điều khiến mọi người phải đau đầu. Điều này có những quy tắc mà các bà mẹ không nên nhầm lẫn. (ảnh minh họa)
Trẻ uống sữa hay ăn sáng trước?
Con trai của Xiaoyun đã được 1 tuổi. Khi mới sinh, cậu bé rất hiếu động. Hiện tại cậu bé không thích bú mẹ. Ngược lại cậu bé đặc biệt thích đồ ăn. Nhưng dù vậy, mẹ bé vẫn ép con mình uống 1 bình sữa trước khi cho con ăn. Cho tới 1 hôm, chứng kiến cảnh cô cho con ăn như vậy, mẹ chồng của cô đã nói rằng: "Cho con uống sữa trước khi ăn sáng có thể khiến bé bị tiêu chảy, cần phải cho trẻ ăn xong mới uống sữa". Nghe mẹ nói như vậy, cả hai đã tranh luận khá nhiều và bất đồng quan điểm trong việc cho bé ăn.
Tại sao nhiều người khuyên không nên cho trẻ uống sữa khi đói bụng?
Trên thực tế, khi thức dậy vào buổi sáng, dạ dày thường đang trống không, không có thức ăn. Hàm lượng nước trong sữa rất cao, nếu uống lúc đói, dịch vị sẽ bị loãng dẫn đến khó tiêu, tiêu chảy nặng. Không chỉ vậy, buổi sáng trẻ sẽ hay đi tiểu, uống sữa luôn khi trẻ đi tiểu sẽ không kịp giữ lại trong dạ dày, đi theo đường nước tiểu nên không có lợi cho việc hấp thụ chất dinh dưỡng, khiến việc bổ sung chất cho trẻ phát triển và tăng trưởng không hiệu quả.
Tuy nhiên, việc cho trẻ uống sữa trước hay sau ăn cần phải được áp dụng với trẻ linh động theo các độ tuổi khác nhau.
Trẻ em dưới 1 tuổi
Trong giai đoạn này, trẻ còn khá nhỏ và thức ăn chính của trẻ là sữa. Dù được bổ sung thêm đồ ăn dặm thì sữa vẫn là nguồn thức ăn mang lại dinh dưỡng nhiều cho trẻ. Ở độ tuổi này, trẻ sẽ bú sữa vào ban đêm, không có chuyện trẻ trống rỗng bụng sau cả 1 đêm dài. Do đó, trẻ hoàn toàn có thể uống sữa ngay sau khi thức dậy.
Dưới 1 tuổi, trẻ sẽ bú sữa vào ban đêm, không có chuyện trẻ trống rỗng bụng sau cả 1 đêm dài. Do đó, trẻ hoàn toàn có thể uống sữa ngay sau khi thức dậy. (ảnh minh họa)
Trẻ từ 1 - 3 tuổi
Trẻ đã cai sữa vào ban đêm: Lúc này bé đã bắt đầu lấy thức ăn bổ sung là nguồn thức ăn chính, mang lại dinh dưỡng chính nhưng vẫn bú mẹ hoặc uống sữa bột hàng ngày. Nếu trẻ đã cai không uống sữa vào ban đêm, khi ngủ dậy dạ dày đang trống không thì không nên cho trẻ uống sữa luôn mà cho ăn trước.
Trẻ chưa cai sữa đêm: Nếu trẻ vẫn bú sữa từ 1 - 3 lần trong đêm, buổi sáng ngủ dậy không được coi là bụng đói. Lúc này có thể căn cứ vào sở thích của bé, nếu bé thích uống sữa ngay sau khi ngủ dậy thì có thể cho bé uống, còn nếu trẻ thích ăn trước thì chiều theo sở thích, đảm bảo sự thoải mái, dễ chịu cho bé.
Trẻ em trên 3 tuổi
Lúc này hầu hết các bé đều đã cai sữa, nếu uống sữa đầu buổi sáng, cơ thể chưa kịp thính ứng, do đó nên ăn dặm trước sẽ tốt hơn. Không những thế nếu uống sữa trước trẻ sẽ no bụng, trẻ sẽ ngại ăn, cơ thể trẻ lúc này cần chế độ dinh dưỡng nhiều để phát triển, nếu trẻ không chịu ăn cơ thể sẽ chậm lớn.
Nguồn: Thoidaiplus.