Khiếm thính
Tài liệu > Góc cô > Giáo dục đặc biệt > Khiếm thính
   Dấu hiệu nhận biết trẻ khiếm thính từ bé để điều trị sớm

Dấu hiệu nhận biết trẻ khiếm thính từ bé để điều trị sớm

 


Khái niệm trẻ khiếm thính: Trẻ khiếm thính là những trẻ bị mất hoặc suy giảm về sức nghe kéo theo những hạn chế về phát triển ngôn ngữ nói cũng như khả năng giao tiếp.
Trẻ khiếm thính là những trẻ bị tổn hại cơ quan thính giác ở các mức độ khác nhau. Do cơ quan thính giác bị tổn thương nên trẻ không tri giác được thế giới âm thanh, không nghe được tiếng nói, do đó không hình thành được ngôn ngữ. Vì vậy, trẻ khiếm thính nếu được quan tâm hỗ trợ với phương pháp, cách thức đặc biệt sẽ càng có cơ hội phát triển và phát huy hết khả năng mà trẻ có thể.
Nguyên nhân gây ra khiếm thính
Trước khi sinh: Nhiễm độc: khi mang thai người mẹ bị nhiễm độc, dùng thuốc sai; Những bệnh do virus gây nên do quai bị, cúm, sởi; Bẩm sinh: mất hoặc giảm khả năng do khiếm khuyết về cấu trúc cơ quan thính giác, di truyền
Sau khi sinh: Do di chứng của viêm não, viêm màng não, sởi, các bệnh khác như quai bị, cúm; do chấn thương: va đập, tiếng động quá lớn; sử dụng thuốc không đúng: nhiễm độc, thuốc kháng sinh; do bị còi xương nặng…

 


 

Một số dấu hiệu ban đầu có thể phát hiện nhanh ở trẻ nhỏ bị khuyết tật khiếm thị – Phụ huynh có thể tham khảo nhanh để phát hiện và có hướng can thiệp và điều trị càng sớm càng tốt cho trẻ bị khuyết tật.
– Không có phản ứng giật mình (Chớp mắt, mút liên tục, cử động toàn thân).
– Không định hướng được (Quay đầu hoặc mắt hướng về phía có tiếng động).
– Không phân biệt được tiếng nói (Khóc ngay cả khi nghe được tiếng nói của người quen, không thể hiện mình thích người lớn nào).
– Thường xuyên bị viêm tai.
– Kéo tai.
– Chậm phát triển ngôn ngữ (không nói, không bắt trước tiếng động hay lời nói).

(Trích dẫn: giáo trình can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật – Nhà xuất bản đại học sư phạm Hà Nội)

Các lưu ý khi dạy trẻ chậm nói và khiếm thính tại nhà

Trẻ phải được huấn luyện khả năng nghe – nói bởi các nhà chuyên môn sau khi đeo máy trợ thính hoặc cấy điện cực ốc tai; như vậy sự phục hồi khả năng nghe nói mới được phát huy tối đa.

Ngoài ra, trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy trẻ chậm nói và có khiếm thính tại nhà, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:

  • Thu hút sự chú ý của trẻ trước khi nói chuyện với trẻ (đặt tay lên vai trẻ).
  • Ở vị trí đối diện khi nói chuyện với trẻ, khích lệ trẻ đọc môi.
  • Tạo môi trường yên tĩnh khi nói chuyện với trẻ (tắt TV, đóng cửa sổ nếu bên ngoài ồn, tắt máy nghe nhạc, hạn chế người nói chuyện nhiều trong phòng).
  • Nói rõ và chậm hơn mức bình thường và cố gắng đưa vào văn cảnh để trẻ dễ hiểu: Cha mẹ là người dẫn đường quan trọng nhất cho con đi vào thế giới ngôn ngữ. Chính từ việc giao tiếp hàng ngày với con, cha mẹ có thể “đoán ý” trẻ muốn nói và diễn đạt giúp trẻ. Ví dụ trẻ muốn lấy cốc nước nhưng chưa diễn đạt được mà chỉ ê a, mẹ liền nói “À, con muốn uống NƯỚCCCCCC à”? Vừa nói vừa đáp ứng cho trẻ, giúp trẻ ghi nhớ từ nhanh hơn và diễn đạt từ đúng hoàn cảnh.
  • Dùng ký hiệu, tranh ảnh, hình vẽ….để giao tiếp với trẻ: Cha mẹ nên treo nhiều tranh thể hiện đồ vật trên tường và cùng trẻ ôn tập cách gọi tên các đồ vật đó hàng ngày.
  • Khích lệ trẻ mang máy trợ thính hàng ngày: kiểm tra pin, thường xuyên hỏi con có bị đau tai và vệ sinh sạch sẽ dụng cụ.
  • Kiên nhẫn đối với trẻ, không được la mắng hoặc đòi hỏi trẻ phải nhớ tất cả những gì đã dạy ở buổi trước.

    Cha mẹ nên tìm hiểu về chương trình đánh giá sự phát triển của trẻ giai đoạn đầu đời để có kế hoạch khám định kỳ sức khỏe tổng thể của trẻ trong giai đoạn 0 – 5 tuổi, đặc biệt trong giai đoạn 2 năm đầu đời nhằm phát hiện sớm trẻ khiếm thính ở giai đoạn sơ sinh. Ảnh hưởng của điếc tới trẻ nhỏ rất nặng nề, có thể ví như một thảm họa. Nó gây ra các hậu quả liên tiếp. Trẻ nghe kém thường chậm nói hoặc không nói được. Từ đó dẫn đến chậm phát triển ngôn ngữ,  gặp khó khăn trong học tập và hòa nhập xã hội.

     

Sưu tầm

 

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Làm thế nào để trẻ khiếm thính hòa nhập tốt trong trường mầm non (23/11)
 Phục hồi sớm cho trẻ khiếm thính: Chương trình cha, mẹ và con (12/10)
 Luyện nghe cho trẻ khiếm thính (3/11)
 Đừng lơ là đôi tai của con ! (27/9)
 Khi thính giác của con bạn gặp phải vấn đề (20/7)
 Các bước ban đầu khi tiếp nhận trẻ khiếm thính trong chương trình Can thiệp sớm (phần 2) (20/6)
 Các bước ban đầu khi tiếp nhận trẻ khiếm thính trong chương trình Can thiệp sớm (phần 1) (20/6)
 Các đặc điểm hội thoại của trẻ điếc nhỏ (20/6)
 Phát hiện sớm tật Điếc -Khiếm thính và sự can thiệp.( tiếp theo) (8/3)
 Phát hiện sớm tật Điếc -Khiếm thính và sự can thiệp. (27/2)
 Luyện nghe cho trẻ khiếm thính. (8/2)
 Nội dung và phương pháp luyện nghe cho trẻ khiếm thính. (3/2)
 Khiếm thính (1/2)
 Giáo viên cần làm gì để đón trẻ khiếm thính vào lớp? (17/1)
 Chuẩn bị cho trẻ khiếm thính vào học lớp 1 như thế nào? (17/1)
 Dạy trẻ điếc nói như thế nào? (15/1)
 Giao tiếp với trẻ khiếm thính. (12/1)
  Thế nào là trẻ khiếm thính? (5/1)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i