Khiếm thính
   Các đặc điểm hội thoại của trẻ điếc nhỏ
 

Các đặc điểm hội thoại của trẻ điếc nhỏ

Trẻ ở lứa tuổi Mẫu giáo (4 tuổi – 6 tuổi) lần đầu tiên làm quen với hình thức hội thoại - với việc sử dụng câu trong giao tiếp, nên việc hình thành cho trẻ những kỹ năng hội thoại ban đầu là việc rất cần thiết và cũng là việc rất khó khăn. Vì thế, giờ hội thoại của trẻ điếc nhỏ cũng có những đặc điểm riêng biệt...

Phương pháp phản hồi người mẹ được Linh mục Van Uden – Viện dạy trẻ điếc Sint. Michielsgestel, Hà Lan nghiên cứu và phổ biến. Phương pháp này được ứng dụng rộng rãi trong đường hướng Nghe – Nói, như cách của một người mẹ giúp đứa con của mình nghe và nói được tiếng mẹ đẻ. Nó sử dụng hội thoại như một nền tảng để phát triển giao tiếp của trẻ.

Ở các trường chuyên biệt dạy trẻ khiếm thính, Hội thoại là tiết quan trọng trong những lớp nhỏ, giúp học sinh có được các kĩ năng ngôn ngữ cần thiết làm nền tảng cho giao tiếp và học ngôn ngữ ở các lớp trên.

Các bài hội thoại cho trẻ điếc nhỏ rất đơn giản, tựa như những bài học ngôn ngữ gắn liền với các tình huống tự nhiên hằng ngày. Nó tạo cho trẻ thói quen sử dụng ngôn ngữ và ý thức sử dụng ngôn ngữ đúng như một bản năng thứ hai của trẻ (ngoài kí hiệu tự nhiên). Trẻ ở lứa tuổi nhỏ rất nhạy cảm với những kỹ năng này.

Mục đích của việc hội thoại chủ yếu là :
-    Làm cho trẻ nhận thức được giá trị của công cụ ngôn ngữ.
-    Tăng cường nhu cầu giao tiếp của trẻ.
-    Phát triển kỹ năng trò chuyện với sự chú ý đặc biệt về:
    +    Chú ý lắng nghe lẫn nhau.
    +    Chú ý đến câu nói, cử chỉ của người khác.
    +    Nói theo kinh nghiệm.
    +    Hiểu được điều vừa nói.
    +    Tiếp tục được vấn đề đang giao tiếp, điều đang nói đến.

Việc tập cho trẻ các kỹ năng này cần một thời gian dài và sự rèn luyện thường xuyên, đồng thời, người giáo viên cũng đóng vai trò quan trọng, tựa như vai trò của người mẹ trong sự hồi đáp, dẫn dắt cuộc trò chuyện tự nhiên với con trẻ.

Trẻ ở lứa tuổi Mẫu giáo (4 tuổi – 6 tuổi) lần đầu tiên làm quen với hình thức hội thoại - với việc sử dụng câu trong giao tiếp, nên việc hình thành cho trẻ những kỹ năng hội thoại ban đầu là việc rất cần thiết và cũng là việc rất khó khăn. Vì thế, giờ hội thoại của trẻ điếc nhỏ cũng có những đặc điểm riêng biệt, phù hợp với lứa tuổi và khả năng ngôn ngữ của trẻ.

Dưới đây là một số đặc điểm đáng lưu ý trong tiết hội thoại của trẻ điếc nhỏ:
-    Giờ hội thoại của trẻ điếc nhỏ thường ngắn, thường có những hoạt động vận động chuyển tiếp và kết thúc nhanh.
-    GV cần thực hiện rõ các bước của phương pháp phản hồi người mẹ:
    +    Chờ đợi trẻ có ý tưởng hội thoại, có thể mới ban đầu, thời gian chờ đợi hơi lâu, nhưng người giáo viên cần cho trẻ thời gian, quan sát và lắng nghe những âm thanh, thái độ và cử chỉ của trẻ. Luôn khuyến khích và động viên trẻ khi trẻ thể hiện ý tưởng.
    +    GV phải quan sát, nắm bắt những tình huống, sự việc xảy ra xung quanh trẻ, cung cấp ngay ngôn ngữ cho trẻ lúc đó. Khi vào tiết hội thoại, GV diễn lại và nhắc lại cho trẻ dưới dạng câu nói hiển thị và hình vẽ.
    +    Đôi khi, chính người giáo viên cần khơi gợi cho trẻ bằng một câu hỏi kích ứng, hoặc nếu muốn dạy trẻ nói theo chủ đề, GV có thể tạo ra tình huống hoặc hướng sự quan tâm của trẻ vào một vật liên quan đến chủ đề cần nói.
    +    Khi làm rõ và cung cấp để giúp trẻ nói câu, GV cần khơi gợi, diễn lại, nhắc lại về hành động hoặc việc mà trẻ quan tâm.
    +    Cần chú trọng việc hình thành đường mòn ngôn ngữ cho trẻ, trẻ được lập đi lập lại nhiều lần. Người GV cần cho tất cả trẻ có thời gian lập lại, làm mẫu và chỉnh âm cho trẻ khi trẻ sai. Tuy nhiên, ở trình độ trẻ Mẫu giáo nhỏ, ta không đòi hỏi trẻ phải phát âm rõ hoàn toàn, chỉ dừng lại ở việc trẻ nói đủ các từ trong câu và thể hiện được ngữ điệu của câu nói.
-    Câu trong bài hội thoại của trẻ cần đơn giản, dễ hiểu.
-    Có nhiều dạng câu rút gọn:
    +    Ai mua đồng hồ cho em?
    +    Mẹ mua.
    +    Cây viết đâu rồi?
    +    Ở trên bàn.
    +    Bạn Linh bị đau tay.
    +    Tại sao vậy?

-    Viết lại bài hội thoại: ngôn ngữ khi đã lĩnh hội phải được hiển thị lại cho trẻ, vì vậy, viết lại bài hội thoại là điều cần thiết phải làm sau khi hội thoại. Việc viết lại bài hội thoại tựa như việc giáo viên tạo ra một cuốn truyện chữ nhỏ để lưu giữ, gợi nhắc thường xuyên cho trẻ về câu giao tiếp.
-    Giáo viên có thể viết bài hội thoại sau khi hoàn tất cuộc nói chuyện với trẻ (hiển thị sau cuộc hội thoại), nếu trẻ chưa có khả năng nhớ toàn bộ cuộc nói chuyện, có thể viết câu ngay sau khi trẻ nói suôn sẻ được câu đó (hiển thị song song, đồng thời với cuộc hội thoại).
-    Bài hội thoại được viết lại và trình bày rõ ràng, đẹp mắt, kèm thêm những hình ảnh minh hoạ về người nói, sự vật hoặc hành động của nội dung câu nói.
-    Các từ mới trong bài hội thoại được giáo viên phân trích và làm rõ cách kỹ càng.
-    Khi muốn tập cho trẻ đặt tiêu đề cho bài hội thoại:
    +    Người giáo viên không yêu cầu trẻ phải biết khái quát, mà chỉ cần trẻ nhớ được một ý trong bài hội thoại vừa nói.
    +    GV có thể gợi những ý chính cho trẻ hoặc ý muốn rút thành tựa bài bằng những hành động, diễn cảm của nét mặt…
    +    Có thể đưa tay dò theo bài hội thoại vừa viết ra, như là một hình thức giúp trẻ nhìn lại bài hội thoại.
   +   Đồng thời, điều quan trọng nhất là người giáo viên phải nhắc đi nhắc lại ngôn ngữ trẻ đã lĩnh hội được trong nhiều tình huống phù hợp, yêu cầu sự hợp tác của phụ huynh trong việc dạy trẻ ở nhà và cộng đồng

(Theo gddb.hcmup.edu.vn)
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:


guest

Em chào các thầy các cô ạ
Ngày gửi: 10/7/2013 4:44:11 PM

Em có đang dạy 1 trẻ bị điếc năm nay bé được 5 tuổi em . Em đó rất không tập chung vào việc học và nóng tính. Em rất muốn trang bị cho em bé đó vốn ngôn ngữ và cách giao tiếp tốt. Thầy cô có thể chỉ cho em một số phương pháp và Một số hoạt động để bé có thể tiến bộ hơn được không ạ. Em cảm ơn thầy cô ạ.


Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Phát hiện sớm tật Điếc -Khiếm thính và sự can thiệp.( tiếp theo) (8/3)
 Phát hiện sớm tật Điếc -Khiếm thính và sự can thiệp. (27/2)
 Luyện nghe cho trẻ khiếm thính. (8/2)
 Nội dung và phương pháp luyện nghe cho trẻ khiếm thính. (3/2)
 Khiếm thính (1/2)
 Giáo viên cần làm gì để đón trẻ khiếm thính vào lớp? (17/1)
 Chuẩn bị cho trẻ khiếm thính vào học lớp 1 như thế nào? (17/1)
 Dạy trẻ điếc nói như thế nào? (15/1)
 Giao tiếp với trẻ khiếm thính. (12/1)
  Thế nào là trẻ khiếm thính? (5/1)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i