SẢN PHỤ
Bây giờ là tuần 18 kể từ khi thụ thai và trông bạn có bầu rõ ràng. Vòng eo to lên đáng kể đến nỗi chẳng còn thấy eo nữa và tử cung đang đẩy bụng ra ngoài. Lúc này, đầu tử cung (đáy) ngay dưới rốn bạn. Khi tử cung của bạn to ra, nó sẽ ép phổi, dạ dày và bàng quang, lần lượt có thể gây ra khó thở khi gắng sức, khó tiêu và đi tiểu thường xuyên hơn. Bạn cũng có thể cảm nhận được áp lực trên bụng mình sẽ làm rốn lồi ra, làm bạn bị ‘rốn lồi', nếu bạn có ‘rốn lõm'. Cũng có thể có các sọc đỏ hoặc nâu - vết rạn da - trên bụng mình (xem trang 44).
EM BÉ
Tuần này da bé bắt đầu dày lên, tạo thành bốn lớp. Đồng thời các tuyến bã nhờn đặc biệt bắt đầu tiết chất sáp được gọi là chất gây. Đây là chất bảo vệ quan trọng cho làn da mỏng manh của bào thai luôn bị ngâm trong nước ối. Chất bã này được cố định tại chỗ nhờ lớp lông tơ vùng đồi, và đặc biệt dày xung quanh lông mày. Tóc và móng chân cũng bắt đầu mọc. Bạn có thể nghe nhịp tim của bé bằng ống nghe hoặc bằng siêu âm Doppler.
TRỌNG LƯỢNG VÀ CHIỀU DÀI CỦA BÉ
Chiều dài của bé, từ đỉnh đầu đến mông sẽ là khoảng 5.6-6.4 in-sơ (14-16 cm) và bé sẽ nặng khoảng 9 oz (260g)
NHỮNG NGÀY THÁNG CẦN GHI NHỚ Sắp xếp đi khám nha sĩ để kiểm tra xem răng và nướu của bạn có khỏe mạnh hay không.
Thứ hai ......................................
Thứ ba .....................................
Thứ tư .....................................
Thứ năm .....................................
Thứ sáu .....................................
Thứ bảy/ Chủ nhật ...................... |
NHỮNG CHỨNG BỆNH THƯỜNG GẶP 2
Mặc dù một số khó chịu sẽ xảy ra trong những giai đoạn đầu cùa thai kỳ (xem trang 16), nhưng những chứng bệnh thường gặp khác có thể chỉ được trải nghiệm trong những tháng sau của thai kỳ.
BỆNH TRĨ
Nhiều phụ nữ bị bệnh trĩ, thường vào khoảng tuần 18 của thai kỳ. Bệnh trĩ là những chỗ tĩnh mạch giãn phồng lên, xuất hiện bên trong trực tràng, và có thể lồi ra ngoài hậu môn, do tử cung bạn đang lớn lên đè ép xuống trực tràng của bạn. Sức ép tăng, cản trở dòng máu trong tĩnh mạch. Khi đó các tĩnh mạch giãn ra để thích ứng với máu bị chặn lại. Vùng quanh hậu môn có thể trở nên rát và ngứa và bạn cũng có thể thấy chảy máu khi đi tiêu. Để giảm ngứa, hãy chườm túi đá hoặc xức một số thuốc mỡ làm dịu mà được bác sĩ khuyên dùng. Bệnh trĩ thường biến mất sau khi sinh.
BÀNG QUANG YẾU
Đứa bé đang lớn lên cũng sẽ ép bàng quang của bạn, có thể làm bạn cần phải đi tiểu thường xuyên hơn hoặc thậm chí tiểu són. Nếu bạn thấy chuyện tiểu són trở thành một rắc rối, hãy mang băng vệ sinh. Những bài tập xương chậu (xem trang 28) cũng sẽ giúp ngăn ngừa tiểu són. Mặc dù bạn có thể dễ bị tiểu són, nhưng đừng giảm lượng nước uống vào, vì như vậy có thể gây ra chứng táo bón.
NHỮNG THỰC PHẨM GIÀU CHẤT XƠ
Hoóc-môn thai nghén progesterone cũng như chất sắt trong các vitamin dành cho thai phụ có thể làm cho sự chuyển động của ruột chậm lại và dẫn đến chứng táo bón. Để ngăn ngừa chuyện này, hãy tập thể dục đều đặn (xem trang 30), uống nhiều nước và ăn những thực phẩm giàu chất xơ.
GIÃN TĨNH MẠCH
Tĩnh mạch sưng có thể gây ra đau ở bắp chân và đùi. Hãy thường xuyên dỡ cao chân trên một cái ghế ngồi thoải mái.
XOA CHÂN ĐAU
Hãy xoa bóp đôi chân của bạn, cẩn thận đừng chà xát lên vùng bị ảnh hưởng do sưng tĩnh mạch. Hãy thử mặc những cái quần bó hỗ trợ đặc biệt.
VỌP BẺ CHÂN VÀ BẮP CHÂN
Việc xoa bóp mạnh sẽ làm giảm những cơn vọp bẻ gây đau ở bắp đùi và bắp chân bạn. Khi đứng, hãy dỡ các ngón chân lên và hạ bàn chân xuống trên gót chân. Hãy xoa mạnh bắp chân. Nếu bạn thường bị vọp bẻ, bạn có thể bị thiếu can-xi hoặc muối.
http://mamnon.com