Sức khỏe sinh sản: Hiểu biết và Hành động để có một bé yêu khỏe mạnh, thông minh
   Tuần 37 của thai kỳ
 

SẢN PHỤ
Tuần này, có thể muộn hơn nếu đây không phải lần đầu bạn mang thai, con bạn hẳn sẽ ra đời. Đó là khi đầu bé (nếu bé ở ngôi đầu), sụt xuống xương chậu của bạn. Bạn sẽ có cảm giác gọi là ‘sa bụng' vì sức ép lên xương sườn và cơ quan nội tạng giảm bớt. Chuyện thở và ăn uống trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, bây giờ tử cung đè xuống bàng quang mạnh hơn, nên bạn sẽ mắc tiểu thường xuyên hơn. Ngoài ra, bé vẫn đang lớn lên, nên bàn chân bé lại tiếp tục đạp đến đáy xương ức của bạn vào tuần 40.

EM BÉ
Bây giờ, về mặt lâm sàng bé đã đủ ngày tháng và sẵn sàng để chào đời. Điều này không có nghĩa là bé đã ngưng lớn hoặc phát triển. Mỡ đang được tích tụ với tốc độ nửa ao-xơ/ ngày và quá trình myelin hóa một số tế bào thần kinh trong não (xem trang 43) chỉ vừa mới bắt đầu ( nó sẽ tiếp tục sau khi chào đời). Nếu đây là lần đầu bạn mang thai, thì có khả năng bạn sẽ mang thai đủ ngày tháng nhưng nếu bạn đã có con trước, và đặc biệt nếu bạn sắp sinh đôi, bạn có thể sẽ sinh sớm hơn. Độ dài trung bình của việc mang thai song sinh là 37 tuần. Hãy chuẩn bị đổ đầy xăng vào xe hơi của bạn và đảm bảo rằng có thể liên lạc được với ông xã.

TẢI TRỌNG GIẢM ĐI
Khi con bạn sụt vào đúng vị trí để chào đời, bé sẽ xích gần sát với các cơ, dây chằng và dây thần kinh đáy chậu của bạn. Điều này có thể gây ra một cảm giác ù lạ lùng và những cơn đau nhói ở háng và chân bạn.

 

TRỌNG LƯỢNG VÀ CHIỀU DÀI CỦA BÉ
Chiều dài của bé, từ đỉnh đầu đến mông sẽ là khoảng 14 in-sơ (35 cm) và bé sẽ nặng khoảng 6 lb 6 oz (2950g)


NHỮNG NGÀY THÁNG CẦN GHI NHỚ
Hãy đi thử đường đến bệnh viện và tham quan phòng sanh và phòng sản phụ

Thứ hai..............................................

Thứ ba...............................................

Thứ tư................................................

Thứ năm.............................................

Thứ sáu...............................................

Thứ bảy/ Chủ nhật...............................

SINH MỔ

Nếu bé không thể được sinh qua âm đạo, thì sẽ cần sinh mổ. Có khoảng 25% các ca sinh nở ở Hoa Kỳ đều sinh mổ và là cách an toàn cho cả mẹ lẫn con.

NHỮNG LÝ DO PHẢI SINH MỔ
Nếu xương chậu của bạn có hình dáng khác thường hoặc thiếu cân đối với kích cỡ đầu của bé, bạn sẽ cần sinh mổ. Các lý do khác khiến bác sĩ có thể quyết định thực hiện thủ thuật sinh mổ là khi bạn bị nhau tiền đạo, mụn giộp đang nhiễm trùng, hoặc bạn mắc bệnh tiểu đường, hoặc nếu con bạn quá lớn hoặc ở ngôi ngược. Đôi khi, bạn có thể cần mổ bắt con khẩn cấp nếu việc chuyển dạ không tiến triển tốt đẹp hoặc nếu bé bị kiệt sức, do đó cần phải sinh con thật nhanh.

PHƯƠNG PHÁP
Bạn sẽ được thoa thuốc sát trùng lên bụng để diệt mọi vi khuẩn có trên da và lông mu có thể được cạo. Bạn sẽ được gây tê ngoài màng cứng hoặc gây tê cột sống (đôi khi được gây tê toàn thân) và truyền dịch, và một ống thông tiểu được đưa vào trong bàng quang của bạn để rút hết nước tiểu ra. Một màn che sẽ được đặt ngang thân trên của bạn để bạn không thể chứng kiến ca phẫu thuật, nhưng gây tê ngoài màng cứng nghĩa là bạn sẽ biết được để đón nhận đứa con mới sinh của mình, và ông xã bạn có lẽ sẽ được phép ở bên bạn. Bác sĩ phẫu thuật sẽ rạch một đường ngang ngay trên xương mu của bạn, qua thành bụng rồi vào tử cung. Sau đó sẽ đưa tay vào và nhẹ nhàng nhấc bé ra. Sau khi khám sơ bộ, bé có lẽ được đưa cho bạn. Nhau thai sẽ được lấy ra và kiểm tra, sau đó vết mổ sẽ được khâu lại.

Mặc dù toàn bộ phương pháp sinh mổ mất khoảng 30-60 phút, nhưng tự sinh nở chỉ mất khoảng 5-10 phút.

HỒI PHỤC
Vì sinh mổ là đại phẫu, nên sẽ mất mấy tuần mới hồi phục hoàn toàn. Bạn sẽ cần ở lại bệnh viện vài ngày sau khi được phẫu thuật, có lẽ lâu hơn tùy vào khả năng hồi phục của bạn. Bạn có thể khó ngồi và đứng thẳng và sẽ đau khi bạn ho hoặc cười. Những bài tập hậu sản rất cần thiết để lấy lại vóc dáng, nhưng bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn về điều này. Để việc cho con bú sữa mẹ được thoải mái hơn, bạn hãy nằm nghiêng một bên và để bé nằm trên nệm bên cạnh bạn.

ĐƯỜNG RẠCH XƯƠNG MU
Đây là vết rạch phổ biến nhất vì nó chỉ để lại một vết sẹo nhỏ, không nhìn thấy được. Một vết mổ dài 6-8 in-sơ, được rọc ngang bụng dưới, ngay trên đường xương mu.

MỘT CA SINH NỞ
Khi được nâng ra khỏi tử cung và bụng mẹ, bé có thể chậm phản ứng lại với môi trường. Đó là do bé không có giai đoạn thích nghi như khi được sinh qua đường âm đạo. Bạn có thể yêu cầu giữ yên tĩnh để bé cảm thấy dễ chịu hơn khi sinh ra.

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Tuần 38 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 39 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 40 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 41 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 42 của thai kỳ (3/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i