Sức khỏe sinh sản: Hiểu biết và Hành động để có một bé yêu khỏe mạnh, thông minh
   Tuần 42 của thai kỳ
 


SẢN PHỤ

Gần 10% các thai kỳ có độ dài như thế này, đặc biệt những bà mẹ mang thai lần đầu, vì vậy đừng lo lắng nếu bạn vẫn còn đang mang thai. Thậm chí có thể là do ngày sanh được tính toán không chính xác, và bạn đang vận hành đúng lịch trình. Hãy nói chuyện với bác sĩ về phương pháp giục sanh tự nhiên và nhân tạo (xem trang 72 và 78). Bạn có thể thích thử việc giục sanh tự nhiên bằng cách xoa bóp núm vú của mình (tạo oxytocin, kích thích các cơn co thắt tử cung) hoặc đi dạo, hơn là sự can thiệp nhân tạo.

NHỮNG NGÀY THÁNG CẦN GHI NHỚ
Hãy thảo luận với bác sĩ về phương pháp giục sanh khác.

Thứ hai...........................................

Thứ ba ...........................................

Thứ tư ............................................

Thứ năm .........................................

Thứ sáu ...........................................

Thứ bảy/ Chủ nhật ............................


EM BÉ
Bé mới sinh có thể có vẻ như bị cảm lạnh trong 2 tuần đầu - hơi thở bé nghe khò khè và tiếng ho như có nước hay có đờm. Đó là vì bé vẫn còn đang làm sạch nước ối khỏi phổi và xoang của mình, nhưng hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn lo lắng.

Cuống rốn sẽ rụng sau 10 ngày, nhưng bạn vẫn nên lưu ý quanh rốn bé. Luôn giữ sạch sẽ bằng cách lau nó nhẹ nhàng. Máu rỉ một chút khi cuống rốn rụng là chuyện bình thường, nhưng chảy máu nhiều hơn là dấu hiệu không tốt, và bạn nên gọi điện thoại cho bác sĩ nhi khoa của mình. Các dấu hiệu khác có thể cho biết đã bị nhiễm trùng như viêm sưng, mùi hôi và chảy mủ từ rốn.

KHOẢNG CÁCH CỦA MẮT
Trẻ sơ sinh nhìn thấy rõ nhất những đồ vật cách mắt bé không quá 8 - 12 in-sơ (20-30 cm). Hãy đảm bảo trong khi bế con, bạn luôn giữ bé ở khoảng cách này vì bé sẽ rất thích nhìn bạn!

TRỌNG LƯỢNG VÀ CHIỀU DÀI CỦA BÉ
Bây giờ bé đã trở lại với trọng lượng lúc mới sinh của mình và có lẽ hơn 1 lb (500g).
Bé sẽ dài thêm 0.5 in-sơ (12 cm).

ĐẶT TÊN CHO BÉ
Chọn tên cho bé có thể khó hơn bạn nghĩ. Cũng như đưa ra một cái tên mà cả bố lẫn mẹ đều thích, tên của bé sẽ theo bé suốt cuộc đời, nên nó phải phù hợp với mọi lứa tuổi.

CHỌN TÊN
Như một khởi điểm để khám phá ra tên nào mà bạn thích và tên nào bạn không thích, hãy xem qua cuốn sách có sẵn vô số tên em bé. Bạn nên lập một danh sách những cái tên bạn thích và yêu cầu ông xã cũng làm như vậy. Nếu so sách với danh sách của mình, mà bạn thấy không có tên nào trùng, có lẽ bạn có thể tìm thấy một nét tương đồng nào đó. Đôi khi một phụ âm nào đó (Nicholas, Nina, Natalie), hoặc một chủ đề như là thiên nhiên (Holly, Ivy, Brooke), hoặc những tên lỗi thời (Geogre, Mary, Florence), hoặc tính từ (Chastity, Hope, Patience) sẽ lại xuất hiện. Nếu bạn tìm được sự tương đồng, nó sẽ mang lại cho hai bạn một ý tưởng nào đó để đặt tên.

Khi bạn quyết định đặt một cái tên, hãy đảm bảo nó có vẻ hài hòa với họ của bé. Vì bạn bè sẽ luôn gọi tắt tên bé, hãy nghĩ đến tất cả những từ hậu tố để đặt tên cho bé. Nếu bạn không thích cái nào hết, thì có lẽ bạn nên dùng nó làm tên lót để thay thế. Hãy kiểm tra những chữ đầu của tên bé (kể cả tên lót) không đánh vần thành một từ xui xẻo hoặc là giống như tên anh chị em của bé ( điều này có thể gây nhầm lẫn) và hãy nhớ rằng cách viết tên lạ thường hoặc cách phát âm tên khó có thể là trở ngại suốt cuộc đời của bé!

TÊN LÓT
Bạn có thể muốn đặt tên cho bé giống tên một người trong gia đình hoặc một người mà bạn ngưỡng mộ từ xa. Mặc dù vậy có thể là một biểu hiện tôn trọng người đó mà bạn đã đặt tên cho bé, nhưng có thể gặp rắc rối nếu con bạn lớn lên mà chẳng hề giống người đó chút nào. Con bạn cũng có thể cảm thấy bé phải sống xứng đáng với danh tiếng của người đó và bạn có thể thất vọng nếu bé không được như thế. Trong những trường hợp này, tốt hơn là dùng những cái tên đó làm tên lót. Gần đây cũng có xu hướng dùng tên thời con gái của bà mẹ, nếu phù hợp, hãy làm tên lót. Nếu bé có hai quốc tịch thì bạn cũng có thể phản ánh nguồn gốc văn hóa này trong tên lót của bé.

Ý NGHĨA CỦA CÁI TÊN...
Hãy lựa chọn khôn ngoan khi bạn đặt tên cho con. Hãy nhớ là bé sẽ mang cái tên không chỉ trong năm đầu đời, mà còn giai đoạn đi học và suốt tuổi trưởng thành. Thế hệ tương lai sẽ biết đến bé nhờ vào cái tên mà bạn đã đặt cho bé. Vì thế bảo đảm nó sẽ phù hợp cho tất cả mọi giai đoạn của cuộc đời bé.

Những cái tên chứa đựng âm thanh, biểu tượng và ý nghĩa, và vì vậy cái tên mà bạn đặt cho bé có thể đóng một phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách của bé.

Ý NGHĨA
Jacob và Michael đều là những cái tên nổi tiếng và đều được tìm thấy trong Kinh thánh. Mỗi cái tên có một ý nghĩa riêng biệt. Jacob nghĩa là "mỏng manh, dễ vỡ" trong khi Michael nghĩa là " Người giống Chúa". Emily và Emma đều có nguồn gốc từ tiếng Đức. Emily nghĩa là "cần cù, nhiệt tình" còn Emma nghĩa là "phổ biến, bao quát"

NHỮNG CÁI TÊN THỂ HIỆN CÁ TÍNH NHẤT ĐỊNH
Nếu cái tên bạn chọn cho bé có ý mô tả một cá tính đặc biệt, thì bé có thể trở nên như thế. Những cái tên như thế gồm Pamela (ngọt ngào), Helen (thông minh), Samantha (người biết lắng nghe), Eugene (quý phái), Edwin ( hạnh phúc) và Perry (kẻ lang thang).

Ý TƯỞNG VỀ NHỮNG CÁI TÊN KHÁC
Một số bậc cha mẹ đặt tên cho con giống tên một thành phố hay quốc gia yêu thích, có thể là nơi hưởng tuần trăng mật (Brooklyn, Sydney, Ấn độ, Paris). Những ý tưởng khác là một tháng đặc biệt nào đó, như tháng bé được thụ thai chẳng hạn (tháng sáu, Noel, mùa hè). Những bậc cha mẹ khác dùng nghệ thuật cho ý tưởng của mình. Ví dụ, các vở kịch của Shakespeare, làm ta nghĩ đến mấy cái tên Juliet, Olivia, Orlando và Romeo trong khi Emma, Elizabeth, Emily và Charlotte thì gắn liền với Jane Austen và nhà Brontes.

TÊN CẶP
Một số bậc cha mẹ chọn tên nghe giống nhau như là Hannah và Anna, nhưng các lựa chọn khác có thể bao gồm những cái tên mà chữ cái được đảo với nhau như là tháng năm và Amy, hoặc những cái tên có cùng nghĩa nhưng ngôn ngữ khác nhau như là Zoe ( tiếng Hy Lạp) và Eve (tiếng Do thái) có nghĩa là ‘cuộc sống.'

NHỮNG CÁI TÊN PHỔ BIẾN DÀNH CHO BÉ
Theo www.babyzone.com, những cái tên phổ biến nhất được Sở An Sinh Xã Hội báo cáo vào năm 2003 là:

CON TRAI CON GÁI
1 Jacob 1 Emily
2 Michael 2 Emma
3 Joshua 3 Madison
4 Matthew 4 Hannah
5 Andrew 5 Olivia
6 Joseph 6 Abigail
7 Ethan 7 Alexis
8 Daniel 8 Ashley
9 Chirstopher 9 Elizabeth
10 Anthomy 10 Samantha
11 William 11 Isabella
12 Ryan 12 Sarah
13 Nicholas 13 Grace
14 David 14 Alyssa
15 Tyler 15 Lauren
16 Alexander 16 Kayla
17 John 17 Brianna
18 James 18 Jessica
19 Dylan 19 Taylor
20 Zachery 20 Sophia

ĐẶT KẾ HOẠCH SINH CON
Ghi lại tất cả suy nghĩ của bạn về việc bạn muốn sinh con như thế nào. Điều đó có thể giúp bạn xác định mấy vấn đề quan trọng. Điều đó cũng rất hữu ích đối với nhân viên y tế có ca trực nếu bạn sinh con trong bệnh viện. Kế hoạch sinh con của bạn có thể viết dưới dạng gạch đầu dòng hoặc thành đoạn, miễn là nó ghi lại ngắn gọn những ưu tiên của bạn, chớ không phải là yêu cầu. Một kế hoạch mẫu được trình bày bên dưới.

Trước khi viết ra danh sách của mình, hãy thảo luận với bác sĩ và nữ hộ sinh các ý tưởng cho kế hoạch sinh con này. Việc này sẽ giúp bạn thấy rõ chuyện nào khả thi, chuyện nào không. Thảo luận kế hoạch của bạn với người cùng trải nghiệm sinh nở và kỹ lưỡng trước ngày sinh nở cũng rất quan trọng.

Điều này không chỉ làm bạn đời quan tâm đến chuyện mang thai và sinh nở mà còn sẽ có thái độ thích hợp nhất để giúp bạn sinh nở như ý muốn. Sau khi viết kế hoạch sinh con xong, bạn nên đưa cho bạn đời và những người tham gia sinh nở khác một bản sao. Hãy đảm bảo bạn tin rằng họ có thể truyền đạt với nhân viên y tế về những lựa chọn ưu tiên của bạn trong trường hợp bạn không thể nói được.

Bạn cũng nên mang kế hoạch sinh con bên mình đến bệnh viện để ở đó có một bản sao trong hồ sơ của bạn. Mặc dù hầu hết các bệnh viện có phương pháp nào đó về việc đỡ đẻ, nhưng họ sẽ cố gắng thực hiện theo mong muốn của bạn. Tuy nhiên, bạn cần nhớ, việc sinh con không phải lúc nào cũng đúng theo kế hoạch, vì vậy bạn nên chuẩn bị tinh thần để thích ứng với kế hoạch và quyết định ngay tại chỗ trong khi chuyển dạ và sinh nở.

MỘT BẢN SAO CHO BÁC SĨ
Hãy thảo luận kế hoạch sinh con của bạn với người chăm sóc tại nhà ít nhất một tháng trước khi bạn đi sanh. Anh ấy hoặc cô ấy nên được một bản sao trước khi bạn nhập viện để sinh con.

LẬP KẾ HOẠCH
Viết một bản kế hoạch sinh nở có thể giúp bạn hiểu các quyền lựa chọn của mình trong việc chuyển dạ và sinh nở. Ý tưởng của bạn về chuyện sinh nở có thể thay đổi khi bạn bắt đầu chuyển dạ, vì vậy thỉnh thoảng sửa lại bản kế hoạch cũng là một ý tưởng hay.

KẾ HOẠCH SINH NỞ CỦA...
Nên nghĩ đến vài ý tưởng sau đây khi viết kế hoạch sinh con của mình. Mối quan hệ của bà bầu với bác sĩ và nữ hộ sinh là rất quan trọng, vì vậy nên theo lựa chọn của bạn, chứ không phải đòi hỏi họ. Nếu bạn không thích tự mình viết bản kế hoạch sinh con, thì bạn có thể sử dụng trang này như bản kế hoạch sinh con của mình bằng cách điền vào chỗ trống. Hãy photo trang này và đưa nó cho bác sĩ, nữ hộ sinh, nhân viên bệnh viện, người cùng trải nghiệm sinh nở của bạn và bất kỳ ai khác có thể cần có một bản sao.

Bạn muốn môi trường của mình được như thế nào? (ánh đèn mờ, nhạc, nệm hay ghế đầu để sinh)

Người cùng trải nghiệm sinh nở với bạn hay người phụ tá sinh nở của bạn sẽ là ai? Bạn dự tính vai trò của anh ấy/ cô ấy như thế nào? (luôn luôn có mặt, hỗ trợ tích cực, thông báo/ đưa ra quyết định trong trường hợp bạn không thể)

Bạn muốn tư thế nào trong lúc chuyển dạ và sinh nở? (ngồi thẳng, ngồi xổm, chủ động)

Bạn không thích bị thụt rửa phải không? (có/ không)

Bạn không thích bị cạo phải không? (có/ không)

Bạn có thích loại giảm đau nào không? (Demerol, gây tê ngoài màng cứng, TENS), nếu có?

Bạn có muốn bào thai được theo dõi không? (có/ không, chỉ vài lần, chỉ trong vài trường hợp)

Bạn ghét dùng kẹp hoặc máy hút chân không? (có/ không, chỉ trong vài tình huống).

Bạn muốn sinh con như thế nào nếu cần mổ lấy thai khẩn cấp? (bé được giao cho người cùng trải nghiệm sinh nở, loại vết mổ)

Bạn có yêu cầu nào không nếu bác sĩ thấy cần rạch âm hộ?

Liệu bạn có muốn kích thích gây tróc nhau không? (có/ không)

Yêu cầu của bạn liên quan đến việc cho con bú sữa mẹ là gì? (ngay lập tức, theo yêu cầu, chỉ ban ngày)

Bạn cảm thấy về sự hiện diện của nữ hộ sinh/ bác sĩ thực tập như thế nào? (có/ không)

Bạn muốn em bé giao cho bạn sau khi sinh như thế nào? (ngay lập tức, được lau sạch và quấn lại, đưa cho người cùng trải nghiệm sinh nở nếu bạn bị gây tê toàn thân)

Bạn muốn bé nằm đâu trong khi bạn đang hồi phục? (bên cạnh bạn trong nôi, trong phòng dành riêng cho trẻ sơ sinh)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i