Sức khỏe sinh sản: Hiểu biết và Hành động để có một bé yêu khỏe mạnh, thông minh
Tài liệu > Góc mẹ > Kiến thức chuyên khoa gia đình > Sinh học cơ sở > Sức khỏe sinh sản: Hiểu biết và Hành động để có một bé yêu khỏe mạnh, thông minh
   Tuần 21 của thai kỳ

SẢN PHỤ
Trọng lượng của bạn bắt đầu tăng nhanh hơn trong 10 tuần tiếp theo và tốc độ hình thành lớp mỡ của bé cũng vậy. Trọng lượng tăng lên trong thời kỳ này sẽ bằng khoảng một nửa tổng trọng lượng tăng lên trong toàn bộ thai kỳ. Bạn cũng có thể thấy mình ăn ngon miệng, bởi nhu cầu cần thêm 500 ca-lo mỗi ngày để hỗ trợ cho quá trình trao đổi chất tăng đột ngột của bạn. Cứ ăn uống ngon miệng nhưng tránh ăn quá nhiều một hai món đơn điệu, đặc biệt mấy món ăn vặt béo ngậy, không có lợi cho sức khỏe, có ít giá trị dinh dưỡng. Đừng ngạc nhiên nếu bạn cảm thấy thèm cái gì đó kỳ cục. Hiện tượng này được gọi là pica, và bồ hóng, đất thuộc mấy thứ bất thường mà có phụ nữ cảm thấy thèm kinh khủng. Bạn có thể cảm nhận được đỉnh tử cung khoảng nửa in-sơ bên trên rốn mình.

EM BÉ
Bé đã có khá nhiều hồng cầu và kháng thể trong khi tế bào máu đang bắt đầu sản xuất. Nụ vị giác đang bắt đầu hình thành trên lưỡi của bé. Hệ tiêu hóa của bé lúc này đã phát triển đủ để hấp thu nước và đường từ nước ối để bé nuốt vào, và đẩy những chất rắn nhỏ xíu, nếu có, vào tận ruột già.

LÔNG MÀY VÀ CHẤT BÃ
Các vòng xoắn và xoáy của lớp lông tơ có thể thấy trên trán và môi trên của bé, trong khi bên trên mắt, lông mày đang dày lên, trông giống sáp vì bã nhờn (mà bé bắt đầu tiết ra trong tuần trước) tích tụ hầu hết trên lông mày. Mí mắt bé vẫn nhắm chặt.

 

TRỌNG LƯỢNG VÀ CHIỀU DÀI CỦA BÉ
Chiều dài của bé, từ đỉnh đầu đến mông sẽ là khoảng 7.2 in-sơ (18 cm) và bé sẽ nặng khoảng 10.5 oz (300g)

NHỮNG NGÀY THÁNG CẦN GHI NHỚ
Hãy tự mình chăm sóc móng chân trong khi bạn vẫn có thể cúi gập bụng.

Thứ hai................................

Thứ ba.................................

Thứ tư..................................

Thứ năm..............................

Thứ sáu................................

Thứ bảy/ Chủ nhật.................

CHUẨN BỊ CHO CON BÚ

Sữa mẹ sẽ cung cấp cho con bạn dưỡng chất lý tưởng để bắt đầu cuộc sống và cho dù đó là một hoạt động hoàn toàn tự nhiên, việc chuẩn bị trước một chút có thể giúp đảm bảo một trải nghiệm hạnh phúc cho cả mẹ và bé.

Sự tự tin đóng một vai trò quan trọng trong việc cho con bú bằng sữa mẹ thành công, vì vậy dành một phần thời gian trong lúc mang thai để học càng nhiều càng tốt. Hãy nói chuyện với các bà mẹ khác, người đã cho con bú bằng sữa mẹ hoặc liên hệ với một tổ chức dạy cách cho con bú bằng sữa mẹ như là La Leche League. Các lớp học tiền sản cũng có thể có dạy các kỹ năng cho con bú bằng sữa mẹ (xem trang 88).

Khi đang mang thai, núm vú và quầng vú hầu như lớn gấp đôi và trở nên sậm màu hơn. Những tuyến nhỏ quanh quầng vú, được gọi là tuyến Montgomery, bắt đầu tiết ra chất. Những chất tiết này là chất diệt khuẩn và giữ cho núm vú ẩm để chuẩn bị cho con bú bằng sữa mẹ. Do đó không cần thiết dùng xà phòng xoa trên ngực vì xà phòng rửa sạch những chất bài tiết tự nhiên và có thể làm khô ngực bạn.

CHUẨN BỊ NÚM VÚ
Bất kể kích thước hay hình dáng núm vú và ngực bạn thế nào, con bạn có thể bám vào và bú đủ sữa. Nếu khi bạn bóp nhẹ vào phía sau (thử nghiệm ‘nhéo'), núm vú của bạn không nhô ra ngoài, mà phẳng ra hoặc tụt vào trong, con bạn sẽ gặp khó khăn khi kéo núm vú vào sâu trong miệng mình trong khi đang bú. Một số phụ nữ nhận thấy núm vú tự đảo chiều đúng vào cuối thai kỳ, nhưng để cho chắc chắn, bạn có thể ‘huấn luyện' núm vú của mình khi đang mang thai, để chuẩn bị cho con bú.

DỤNG CỤ TRỢ TI
Đã có loại dụng cụ trợ ti bằng chất dẻo đặc biệt để mặc trong áo ngực của bạn. Lỗ chính giữa của dụng cụ trợ ti nên vừa khít với núm vú của bạn. Sức ép liên tục mà những dụng cụ trợ ti tạo ra bên dưới núm vú sẽ sớm làm cho núm vú nhô ra ngoài. Dụng cụ trợ ti có thể mặc từ giữa thai kỳ và có sẵn ở hầu hết các cửa hàng dành cho bà bầu.

HÌNH DÁNG NÚM VÚ THAY ĐỔI
Giống như ngực, hình dáng núm vú thay đổi, có thể nhô ra, phẳng, lõm xuống, gập lại hoặc đảo chiều. Hãy thực hiện thử nghiệm nhéo (xem bên trái) để xem bạn có cần dụng cụ trợ ti hay không.

DỤNG CỤ TRỢ TI
Mặc những dụng cụ bằng chất dẻo này trên núm vú của bạn trong áo ngực để giúp tập cho núm vú đảo chiều để nhô ra.

DỤNG CỤ TRỢ TI CÓ NẮP
Những dụng cụ trợ ti cũng có kèm nắp đậy. Những cái nắp này gom sữa rỉ ra rất tiện, đặc biệt sau khi mang thai, lúc bạn cho con bú. Hãy mặc chúng trên dụng cụ trợ ti dưới áo ngực của bạn.

 

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Tuần 22 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 23 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 24 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 25 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 26 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 27 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 28 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 29 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 30 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 31 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 32 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 33 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 34 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 35 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 36 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 37 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 38 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 39 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 40 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 41 của thai kỳ (3/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i