Khiếm thính
Tài liệu > Góc cô > Giáo dục đặc biệt > Khiếm thính
   Khi thính giác của con bạn gặp phải vấn đề

FLORA QUEK tỏ ra rối bời khi biết tin đứa con trai bé bỏng của mình được chẩn đoán là bị suy giảm thính giác

Tật điếc đã được tổ chức Y tế Thế Giới công nhận là một vấn đề toàn cầu và ở Singapore, tỉ lệ trẻ em sinh ra mà mắc phải chứng suy giảm thính giác được ước tính là 1/1000 trẻ sơ sinh. Trường hợp của Julius rơi vào nhóm này.

Được sinh ra tại bệnh viện Bà Mẹ và Trẻ Em KK, Julius chỉ mắc phải chứng suy giảm thính giác nhẹ lúc mới sinh. Tuy nhiên, 18 tháng sau do mắc phải một căn bệnh được gọi là hội chứng cống tiền đình lớn, các mức thính giác của bé ngày càng trở nên tệ đi và bé được chẩn đoán là bị nặng đến mức bị mất thính lực một cách trầm trọng. Flora Quek, mẹ của Julius chia sẻ với chúng tôi rằng, "Khi chúng tôi biết tin là cháu bị như vậy, dĩ nhiên là chúng tôi thật sự bị sốc và hoang mang không biết phải làm gì." Julius có 2 người anh trai mà có tiền sử về thính giác rất bình thường, không gặp phải một vấn đề nào về chứng suy giảm thính giác trong gia đình trước đây.

Theo bác sĩ Chee Wang Cheng Nelson, chuyên viên tư vấn, bác sĩ giải phẫu thần kinh Tai Mũi Họng thuộc trung tâm y khoa Mount Elizabeth, khả năng mất thính giác có thể xảy ra khi trẻ vừa mới ra đời, tức là bẩm sinh, hoặc muộn hơn là trong thời kì thơ ấu hoặc khi đã trưởng thành. Có 2 loại mất thính giác chính: mất thính giác dẫn truyền và mất thính giác thần kinh giác quan.

Mất thính giác dẫn truyền xảy ra khi có sự gián đoạn cơ học đối với việc luân chuyển các năng lượng âm thanh thông thường vào tai trong. Điều này có thể xảy ra khi bệnh tấn công tai ngoài, màng nhĩ hoặc phần tai giữa mà có 3 xương tai nhỏ có thể thổi phồng năng lượng âm thanh. Mất thính giác thần kinh giác quan nói cách khác là kết quả của việc khi mà một căn bệnh ảnh hưởng đến bộ máy cơ quan thụ cảm của tai trong (ốc tai) cũng như dây thần kinh nghe (thần kinh ốc tai) qua đó gửi các thông báo xung điện đến trung tâm thính giác nằm ở não. Ví dụ như điều kiện di truyền ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của ốc tai hoặc viêm virus của tai trong. Ở những trẻ lớn hơn, phạm vi ảnh hưởng của tổn thương thính giác do nghe nhạc quá lớn đang tăng lên. Trong trường hợp của Julie, không giống tật điếc dẫn truyền mà thường xuất hiện ở một số trường hợp đi ngược với quá trình điều trị, đứa bé 4 tuổi này đang gặp phải trường hợp mất thính giác thần kinh giác quan - mãn tính và không thể hết được.

Bối rối và lo lắng, Flora và gia đình cô ấy đang đau đầu về những giải pháp và lời khuyên. Sau khi tư vấn một vài chuyên gia và thực hiện nghiên cứu về vấn đề này thì vào thời điểm 20 tháng tuổi, Julius cuối cùng cũng được trải qua một ca phẫu thuật cấy mô ốc tai. Bác sĩ Chee nói rằng, cấy ốc tai là một thiết bị điện tử được cấy vào tai trong qua đó âm thanh có thể trực tiếp trực tiếp kích thích các sợi thần kinh thính giác, mà không cần đi qua con đường thính giác thông thường qua tai."

Bác sĩ Chee nói rằng Ở những đứa trẻ bị tật điếc mà chưa phát triển khả năng ngôn ngữ, quy trình can thiệp bằng các công cụ trợ thính hoặc cấy mô nên được thực hiện càng sớm càng tốt. "Sẽ có một giai đoạn trọng yếu để phát triển giọng nói và ngôn ngữ ở não. Nếu không có kích thích thính giác ở ngõ vào tai trong não khi đã đến độ tuổi 7 hoặc 8 thì kết quả của quá trình phát triển ngôn ngữ và lời nói cho dù có được cấy ốc tai đi chăng nữa cũng thường mang lại kết quả không khả quan. Trẻ nhỏ ở độ tuổi 1 đến 2 là độ tuổi thích hợp để cấy ốc tai.

XỬ TRÍ VẤN ĐỀ NÀY

Tuy nhiên, một đứa trẻ sơ sinh với thính giác bình thường cũng phải mất một vài năm để tiến triển từ việc hiểu được những từ đơn giản nhất cho đến giai đoạn cuối cùng là nói được ngôn ngữ, một đứa trẻ khi được cấy ốc tai thì chỉ bắt đầu nghe được các âm thanh và sẽ tốn chút ít thời gian cùng nhiều liệu pháp để tối ưu việc sử dụng qui trình cấy và học ngôn ngữ. Tuy vậy bác sĩ Chee cũng bổ sung rằng nhiều trẻ em có thể cải thiện theo từng ngày không chỉ là khả năng nói và nghe mà còn nằm ở các kết quả hành vì của chúng.

Liệu pháp thâu nhận lời nói (AVT) là một trong nhiều phương pháp để trang bị cho một đứa trẻ bị khiếm thính. AVT nhấn mạnh việc sử dụng khả năng nghe trong suốt quá trình trị liệu nhằm phát triển ngôn ngữ nói ở trẻ.

"Chúng tôi đã bắt đầu sử dụng AVT khi Julius được 9 tháng tuổi," Flora chia sẻ. Stephanie Lim, chuyên gia trị liệu hàng đầu về vấn đề thâu nhận lời nói tại trung tâm Thính Lực và Cấy ốc tai , bệnh viện đa khoa Singapore đã giúp đỡ bé Julius. "Phương pháp của ông ấy tạo nên một sự thay đổi rất lớn, chương trình này giống như một phương thuốc cứu chữa thật lớn lao," Flora nói thêm.

Stephanie nói rõ thêm về những gì sẽ thực hiện trong suốt một phiên trị liệu AVT điển hình: "AVT là liệu pháp chẩn đoán với mỗi phiên như vậy là một qui trình đánh giá tiến độ sắp tới của cả cha mẹ và trẻ. Và bởi vì mỗi đứa trẻ là hoàn toàn khác nhau nên những phiên này đều là những phiên mang tính cá nhân hoá. Các bậc phụ huynh và nhà trị liệu sẽ giúp trẻ hoà nhập ngôn ngữ, khả năng nghe, lời nói tự phát vào trong tính cách của trẻ thông qua các hoạt động và vui chơi hàng ngày. "Một số ví dụ được đề cập tới bao gồm việc chuẩn bị bữa sáng rồi ăn, làm bánh sandwich và chơi trong sân chơi.

Flora mô tả về các phiên: "Nó là một quá trình học dựa trên các trò chơi. Trong những tháng đầu tiên, chúng tôi tập trung vào việc kết hợp các âm thanh với đồ vật. Ví dụ, khi chúng tôi làm việc trong một thiết lập về ‘nông trại', Julius học cách liên kết các âm thanh mà các loài động vật phát ra."

Cha mẹ cũng liên quan rất nhiều đối với liệu pháp AVT và các hoạt động của AVT trong các khía cạnh khác nhau chẳng hạn như:
• Cộng tác với các nhà trị liệu trong việc làm cho các hoạt động vui chơi thích ứng với khả năng và sự quan tâm của con trẻ.
• Học cách kết hợp các kĩ thuật A-V vào các trải nghiệm và hoạt động có ý nghĩa hàng ngày
• Thông qua việc tham gia các phiên liệu pháp, phụ huynh có thể thực hành các kĩ thuật A-V và học cách củng cố các mục tiêu.

"Phu huynh có thể có cái nhìn sáng suốt về các giai đoạn phát triển sắp tới của con mình và học cách củng cố tích cực các mục tiêu đạt được dựa trên một phương pháp phát triển. Tất cả những điều này được thực hiện thông qua việc chơi đùa tự nhiên và những thói quen hàng ngày ở nhà."

Flora nói: "Ở nhà, vào khoảng thời gian mà Julius chừng 10-11 tháng tuổi, bé có thể nhận dạng ra các đồ vật bằng những âm thanh mà bé tạo ra. Những âm thanh khác biệt được kết hợp với những đồ vật khác nhau. Ví dụ, một chiếc máy bay sẽ phát ra tiếng Ar..ar..ar..ar với mỗi tiếng ar thì sẽ có một ngữ âm khác nhau. Và tiếng xe buýt sẽ có âm thanh là ber..ber..ber với các ngữ âm khác nhau. Những "âm thanh ban đầu này" sẽ cho phép trẻ tiếp xúc với nhiều loại âm thanh, khả năng nghe cũng như là lối nói chuyện sau này." Dạy những âm thanh và từ mới một cách chủ ý cho Julius theo một sự thiết lập hàng ngày, Flora nhớ lại, "Khi 2 mẹ con tôi đi dạo, chúng tôi thường nói về bất cứ thứ gì mà chúng tôi thấy, mô tả thời tiết, con người xung quanh, màu sắc của các bông hoa và kể lại thế giới của bé. Cuối cùng, trong quá trình 6 tháng được cấy ốc tai, bé đã bắt đầu sử dụng được các từ mà tôi đã nói với bé."

Cảm giác đoàn kết trong gia đình

Mặc dù khả năng thính giác của bé bị suy yếu nhưng Julius vẫn hoà nhập tốt với các anh trai của mình là Jared 7 tuổi và Joshua 9 tuổi. "Chúng hiểu và biết được về sự khuyết tật của em trai mình nhưng chúng không đối xử cách biệt đối với Julius." Flora cười, "Thực ra thì 2 anh của cháu rất ấn tượng với Julius vì chỉ mới 4 tuổi thôi mà có thể biết đọc biết viết rất tốt về những thứ phổ biến xung quanh cháu."Nhờ vào AVT, Julius trở thành một đứa trẻ biết chú ý kể cả ở nhà và ở trường. Flora châm biếm rằng thật phi lý khi Julius bị điếc nhưng bé vẫn có thể nghe tốt.

Mặc dù Julius gặp phải một số khó khăn- chẳng hạn như một môi trường ồn ào nơi mà bé sẽ không thể nghe cũng như hiểu rõ những lời hướng dẫn- nhưng bé vẫn có thể hoạt động bình thường và tham gia vào các lớp học bình thường.

Khi được hỏi về các thách thức sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cách thức mà Flora tương tác với bé thì bà mẹ trẻ thừa nhận, "Tôi tiếp xúc với bé rất nhiều. Tôi nghĩ là mình có đủ kiên nhẫn để thực hiện điều này. Tôi sẽ chuyển các tình huống thành cơ hội học tập, chẳng hạn như khi bé làm đổ tô thức ăn của mình, chúng ta có thể tham gia vào một cuộc trò chuyện với bé về cái đống hỗn độn đang vương vãi trên sàn nhà, sử dụng tất cả các tính từ liên quan đến tình huống này rồi sau đó giúp bé giải quyết vấn đề và hướng bé đến những cách hiệu quả nhất để lau sạch thức ăn trên nền nhà." Sau khi bé được ghép ốc tai, tôi phải ngưng và nghỉ việc trong vòng 1 năm. Flora hiện đang làm công việc bán thời gian về ngành Nhân Sự.

"Trong 4 năm qua, thách thức lớn nhất là vượt qua được tổn thất đang có và quyết định những gì cần phải làm và về cơ bản là vạch ra các bước tiếp theo mà phải được thực hiện. "Cô ấy có một vài lời khuyên dành cho các bậc phụ huynh có con em bị chứng suy giảm thính giác: Không nên cảm thấy có lỗi với các con và ngay với chính bản thân mình. Hãy đối xử bình thường và đừng đối xử quá đặc biệt với chúng. Trẻ em không có sự khác biệt về mặt trí tuệ hoặc tinh thần. Với sự hướng dẫn của cha mẹ, thông qua các hoạt động và những buổi chuyện trò thật hào hứng thì những đứa trẻ gặp phải vấn đề về thính giác có thể hoạt động như những đứa trẻ bình thường."

Theo Today's Parent
Đình Quang mamnon.com

 

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Các bước ban đầu khi tiếp nhận trẻ khiếm thính trong chương trình Can thiệp sớm (phần 2) (20/6)
 Các bước ban đầu khi tiếp nhận trẻ khiếm thính trong chương trình Can thiệp sớm (phần 1) (20/6)
 Các đặc điểm hội thoại của trẻ điếc nhỏ (20/6)
 Phát hiện sớm tật Điếc -Khiếm thính và sự can thiệp.( tiếp theo) (8/3)
 Phát hiện sớm tật Điếc -Khiếm thính và sự can thiệp. (27/2)
 Luyện nghe cho trẻ khiếm thính. (8/2)
 Nội dung và phương pháp luyện nghe cho trẻ khiếm thính. (3/2)
 Khiếm thính (1/2)
 Giáo viên cần làm gì để đón trẻ khiếm thính vào lớp? (17/1)
 Chuẩn bị cho trẻ khiếm thính vào học lớp 1 như thế nào? (17/1)
 Dạy trẻ điếc nói như thế nào? (15/1)
 Giao tiếp với trẻ khiếm thính. (12/1)
  Thế nào là trẻ khiếm thính? (5/1)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i