Giáo dục mầm non
   Hành vi và thái độ của Giáo viên mầm non
 
Hành vi và thái độ của giáo viên ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển tâm lý trẻ.

Lứa tuổi mầm non là lứa tuổi có sự phát triển mạnh mẽ về tâm, sinh lý. Đây là thời kỳ trẻ phát triển các quá trình nhận thức, hình thành nhân cách và ảnh hưởng, tác động rất lớn đến sự phát triển của các giai đoạn tiếp theo.


Đối tượng giảng dạy của giáo viên mầm non là trẻ từ 0-6 tuổi, lứa tuổi mà mọi hành vi nhân cách của trẻ đều phụ thuộc ở người lớn, đặc biệt là giáo viên mầm non.

Trẻ đến trường học và xem giáo viên là thần tượng. Vì vậy mọi hành vi của cô giáo ở trường đều tác động mạnh mẽ đối với trẻ, nhất là trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ và đầu tuổi mẫu giáo. Với trẻ, cô luôn luôn đúng và những gì cô làm là đúng.

Trong bữa ăn, khi người lớn nói chuyện, bé Na luôn nhắc nhở: “Khi ăn không được nói chuyện”, hỏi ra mới biết cô giáo bé dạy thế, hoặc: “Mẹ không được cãi lời ba, vì ba là anh của mẹ (bé nghe theo cách xưng hô), người nhỏ thì không được cãi lời người lớn” đó là lý lẽ của Tin (4 tuổi).

Những gì cô giáo dạy bé ở trường, hành vi và cách ứng xử của cô đều ăn sâu vào tâm trí bé và bé lấy đó làm chuẩn mực đúng để so sánh sự đúng và sai trong cuộc sống, qua đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển tâm lý trẻ. Trẻ phát triển như thế nào, phần lớn phụ thuộc vào sự giáo dục, dạy dỗ của giáo viên mầm non và cả cách ứng xử của giáo viên mầm non đối với bé, đối với đồng nghiệp và các mối quan hệ xung quanh giáo viên mà trẻ thấy được.

Một ngày thứ bảy ở nhà, chị Phương đã ngạc nhiên khi thấy con gái (bé Bo, 3 tuổi, học lớp mầm) chơi với búp bê. Bé đặt những con búp bê lên ghế, tay cầm một cái ống hút nhịp nhịp và nói, “Ngồi yên một chỗ nghe chưa, mấy người mà cấu nhau, cắn nhau là coi chừng với tui”. Khi chị Phương nhẹ nhàng trò chuyện cùng con gái và hỏi tại sao con lại nói với các em búp bê như vậy, thì Bo trả lời: “Ở lớp có mấy bạn hay cắn bạn, cô cho ngồi một góc và nói vậy”.

Còn bé Tin thường nạt em Bin (mới 2 tuổi), “Ăn nhanh lên”. Đôi khi Tin cũng nói mày tao với em, hoặc xưng tui với em mặc dù ở nhà không bao giờ ba mẹ lớn tiếng với nhau hay lớn tiếng với bé, cũng không bao giờ có ai nói mày tao v.v..

Bé Sơri lại khác, 3 tuổi mới bắt đầu đi học, trước khi đi học, ở nhà bé nhõng nhẽo, hay khóc nhè, bướng bỉnh và không biết vâng lời. Vậy mà mới đi học 2 tháng, bé đã thay đổi hẳn: biết nhường đồ chơi cho em họ, tối về bé cùng mẹ xếp quần áo (mặc dù mẹ phải chỉ bé nhưng bé vẫn chưa xếp ngay ngắn được), tự dọn đồ chơi sau khi chơi xong, đặc biệt là bé luôn biết chào hỏi khi gặp người lớn, điều này trước đây không hề có, dù mẹ đã nhắc nhở nhiều lần.

Với bé đầu tuổi mẫu giáo thì cô giáo là thần tượng, là người mẹ thứ 2 của bé nhưng với những bé cuối tuổi mẫu giáo thì quá trình tâm lý bé đã phát triển đến mức nhất định, bé có thể phân biệt đúng và chưa đúng ở một mức độ tương đối, vì vậy đôi khi bé có thể đưa ra những nhận xét từ chính hành vi của giáo viên: “Mẹ ơi, cô dạy con không được nói chuyện khi ăn, nhưng cô lại vừa ăn vừa nói chuyện”.

Bé không chỉ học hỏi từ cô giáo mà còn luôn để ý đến từng cử chỉ, hành động của cô giáo trong mối tương quan giữa cô và bé, giữa các cô với nhau và với phụ huynh để từ đó bé đưa ra những nhận xét mà đôi khi người lớn phải bất ngờ.

Chính vì vậy, để luôn là “Người Mẹ thứ hai” của bé, là “thần tượng” của bé trong những năm tháng đầu đời, là mẫu gương để trẻ noi theo và học tập, giáo viên mầm non hôm nay không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn phải rèn luyện bản thân trong cách ứng xử hàng ngày ở trường.

Khôi Nguyên mamnon.com
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:


Chuot_hoang

Để trẻ con phát triển tốt
Ngày gửi: 10/18/2008 3:22:26 PM

Có lẽ rất ít người biết rằng bộ óc của trẻ con phát triển rất mạnh mẽ trong lứa tuổi Mầm Non, do đó cần phải tạo điều kiện thuận lợi để kích thích sự phát triển đó và hướng nó đi theo một chiều hướng tốt. Trẻ con sẽ hoc hỏi từ môi trường xung quanh, cha mẹ anh chị em và nhiều nhất có lẽ là ở các trường Mầm Non. Một trường học tốt với những giáo viên đầy đủ lương tâm chức nghiệp sẽ tạo nên một nền tảng vững chắc để trẻ có thể dễ dàng bước lên những bước cao hơn sau này.


guest
Người lớn là tấm gương cho trẻ noi theo!
Ngày gửi: 10/22/2008 8:42:36 PM


Người lớn là tấm gương cho trẻ noi theo. Nhiều lúc ba mẹ không có thời gian dạy con, đành để cho con học chủ yếu ở trường. Cám ơn cuộc đời này có ngành mầm non.



guest

Hãy dạy trẻ mọi lúc mọi nơi.
Ngày gửi: 11/2/2008 7:29:04 PM

Trên lớp có cô sửa chữa trẻ từng lời nói, cách đi đứng, ăn mặc nhưng giáo dục trẻ không chỉ một phía mà cần kết hợp với gia đình để trẻ trở nên tốt hơn.


Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Phụ huynh lấy lòng cô bảo mẫu bằng tiền "bồi dưỡng" (16/10)
 Nỗi buồn cô giáo mầm non... (20/10)
 Nỗi niềm mầm non “VIP” (15/10)
 KonTum: ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non. (15/10)
 Nước mắt cô nuôi dạy trẻ (14/10)
 Tiền phụ trội cho giáo viên mầm non: Bị bỏ quên suốt 21 năm! (13/10)
 Hà Nội: mầm non chất lượng cao... mới chỉ cao học phí (13/10)
 Đề nghị giải quyết ngay chế độ phụ trội cho giáo viên mầm non (9/10)
 Hà Nội: Giáo viên mầm non “phát khóc” vì lương (9/10)
 Nỗi niềm cô giáo mầm non (8/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i